Võ Tắc Thiên |
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN QUYỀN LỰC,
SỰ LẠM DỤNG QUYỀN HẠN QUYỀN LỰC 3
1.1. Các khái niệm 3
1.1.1. Sự ảnh hưởng 3
1.1.2. Quyền hạn 3
1.1.3. Quyền lực 3
1.1.4. Sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực 4
1.2. Cơ sở của quyền lực 4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM DỤNG QUYỀN HẠN,
QUYỀN LỰC CỦA VÕ TẮC THIÊN 6
2.1. Giới thiệu sơ nét về cuộc đời Võ Tắc Thiên 6
2.2. Những biểu hiện của sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực
của Võ Tắc Thiên 8
2.3. Những điều kiện ảnh hưởng tới sự lạm dụng quyền lực, quyền hạn
của Võ Tắc Thiên 10
2.3.1. Hoàn cảnh xã hội 10
2.3.2. Hoàn cảnh xuất thân 11
2.3.3. Bản chất cá nhân 11
2.4. Phân tích 12
2.4.1. Ưu điểm 12
2.4.2. Nhược điểm 13
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 15
3.1. Mục tiêu 15
3.2. Giải pháp 15
3.2.1. Phát huy 15
3.2.2. Khắc phục 16
3.3. Bài học kinh nghiệm 16
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến quyền lực, có lẽ mọi người chúng ta đều hiểu rằng nó là một trong những công cụ của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Chúng tôi nghĩ rằng: không ai có thể chịu nổi cảm giác mình chẳng có tí quyền lực gì đối với con người và những sự kiện xung quanh. Hơn nữa, theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì quyền lực là nhu cầu nằm ở mức bậc thang cao nhất, đó chính là nhu cầu “tự thể hiện”. Mặt khác, khi để cho mọi người nhận thấy rằng mình quá khát khao, hoặc quá lộ liễu trong việc mưu cầu quyền lực sẽ dễ dẫn đến những phản ứng nghịch. Do đó, sự linh hoạt, sáng suốt và khôn khéo trong việc mưu cầu cũng như sử dụng quyền lực hiện có của bản than là một đòi hỏi tất yếu. Bởi vì không làm như vậy thì rất khó để tiến thân trên con đường chinh phục vị trí nắm quyền của mình. Đó là một trong những phần cốt lõi của quyền lực. Lịch sử mấy nghìn năm cuả Trung Hoa đã chứng minh rất rõ điều đó. Nhiều nhà lãnh đạo tài ba như Tần Thủy Hoàng, Hán Cao tổ-Lưu Bang, Đường Thái Tông-Lý Thế Dân… cho đến nay vẫn khiến nhiều người trong chúng ta phải nể phục. Và cũng trong hàng ngàn năm lịch sử ấy đã xuất hiện một nhân vật với tài trí tuyệt vời của mình đã làm nên một bước ngoặc vĩ đại và chưa từng có trong sử sách Trung Hoa. Người mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không ai khác chính là Võ Tắc Thiên – vị nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất đã làm khuynh đảo cả một triều đại phong kiến đứng vững từ hàng ngàn năm .Vào thời bấy giờ, khi Nho giáo giữ vai trò thống trị trong tư tưởng con người và là thước đo cho mọi chuẩn mực đạo đức thì việc một người phụ nữ lên ngôi Đế vương, nắm trong tay quyền hành tuyệt đối, có lẽ là một điều rất khó tin. Chính Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo đã chủ trương rằng “ Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán” . Ông còn cho rằng “nam tôn, nữ ti”. Những tư tưởng như thế này đã ăn sâu vào gốc rễ cuả mọi thế hệ, mọi tầng lớp trong xã hội mang nặng lễ giáo phong kiến ấy. Thế mà Võ Tắc Thiên đã từ một vị trí không có chút quyền lực gì về chính trị dần dần đi lên nắm quyền thống trị toàn bộ đất nước và cuối cùng đã bước lên ngôi vị hoàng đế. Điều gì đã làm nên điều kỳ diệu ấy? Hay đó chỉ là sự khôn ngoan cuả bà trong sử dụng quyền lực cuả mình. Bà đã biết sử dụng một cách triệt để quyền lực cá nhân để lạm dụng quyền lực vị trí và cuối cùng là dọn đường cho quyền lực chính trị. Có thể nói Võ Tắc Thiên là một hoàng đế đặc biệt trong lịch sử của Trung Quốc. Vị trí tối cao của bà là điều mà ai cũng hằng mơ ước đến. Song những cách lạm dụng quyền lực khôn ngoan của bà đã làm cho chúng ta kinh ngạc nhưng cũng không kém phần thán phục. Đó là lý do tại sao nhóm chúng tôi lại chọn đề tài về lạm dụng quyền hạn - quyền lực của bà trên con đường vươn lên ngôi vị hoàng đế.
Download:
https://www.box.com/s/66599daf70cb95959a9d
EmoticonEmoticon