PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
1. Giới thiệu đề tài 4
2. Mục tiêu nghiên cứu 5
3. Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 5
1. Giới thiệu về tập đoàn Vinashin 5
1.1. Khái quát về tập đoàn kinh tế Vinashin 5
1.2. Quá trình hình thành 6
1.3. Sự phát triển 7
2. Vụ việc vỡ nợ của Vinashin năm 2010 9
2.1. Tổng quan vụ việc 9
2.2. Những hậu quả từ vụ việc 11
3. Nguyên nhân vụ việc 11
3.1. Nguyên nhân khách quan 11
3.2. Nguyên nhân chủ quan 12
4. Bài học Quản Trị rút ra từ Vinashin 15
4.1. Bài học về vấn đề phân cấp 16
4.2. Bài học về công tác quản lý vốn và đầu tư – tránh đầu tư dàn trải, mất kiểm soát 16
4.3. Bài học về công tác kiểm tra, giám sát các tập đoàn của các cơ quan chức năng 17
4.4. Bài học về năng lực quản lý 17
PHẦN III: KẾT LUẬN 18
NGUỒN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 20
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
Ngày 15/5/2006, tập đoàn Vinashin ra đời mang theo những hoài bão lớn cho ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Với sự quyết tâm và đầu tư mạnh mẽ của chính phủ, Vinashin lúc bấy giờ được mệnh danh là “Cú đấm thép” của nền kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu vào ngày Vinashin chuyển đổi thành mô hình tập đoàn: “Vinashin phải là nòng cốt của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam”. Còn ông Phạm Thanh Bình, lúc bấy giờ là chủ tịch HĐQT Vinashin tự hào nói: “Trên bản đồ ngành công nghiệp đóng tàu thế giới đã xuất hiện một chấm đỏ mới: Việt Nam”.
Được kì vọng rất nhiều và đầu tư cũng không ít, Vinashin đã bước đầu đạt được những thành công, thương hiệu Vinashin được công nhận trên trường Quốc Tế, đội ngũ lao động có trình độ cao, năng lực hiện đại, cơ sở vật chất ngành công nghiệp đóng tàu dần được hoàn thiện… những thành tựu to lớn đó được kì vọng sẽ góp phần đáng kể cho mục tiêu phát triển kinh tế Biển của Việt Nam, nhằm tận dụng tối đa những lợi thế của một quốc gia nhiều Biển Đảo. Tuy vậy, vào những năm 2008-2010 cùng với sự lao dốc của kinh tế thế giới nói chung, ngành công nghiệp đóng tàu nói riêng, con tàu Vinashin cũng bộc lộ những yếu kém nghiêm trọng của mình, đặc biệt là trong công tác quản trị doanh nghiệp. Đến tháng 6 năm 2010, tổng tài sản của Tập đoàn Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86.000 tỷ đồng[ Theo báo cáo của Văn Phòng Chính Phủ về Vinashin], vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người.
Vậy nguyên nhân do đâu mà từ một Tập đoàn kinh tế hùng mạnh, Vinashin đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ nần? Liệu Vinashin có khả năng được phục hồi để tránh cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam phải làm lại từ đầu? Và trên hết là những bài học về quản trị mà các doanh nghiệp cần rút ra sau vụ vỡ nợ của Vinashin là gì? Xuất phát từ những thắc mắc trên, với phạm vi một tiểu luận nhỏ, nhóm sinh viên chúng em chọn đề tài: “NHỮNG BÀI HỌC VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỪ VỤ VIỆC VỠ NỢ CỦA VINASHIN NĂM 2010” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Cung cấp một cái nhìn tổng quát về tập đoàn kinh tế Vinashin nói chung và một cái nhìn cụ thể về vụ vỡ nợ của Vinashin năm 2010 nói riêng.
- Xác định được những bài học kinh nghiệm về Quản trị doanh nghiệp rút ra từ vụ việc vỡ nợ của tập đoàn kinh tế Vinashin.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp (Báo, Tạp chí, Các báo cáo của Chính Phủ, Các bài nghiên cứu về vụ việc vỡ nợ của Vinashin của các chuyên gia…).
Download:
https://www.facebook.com/download/417905968339899/VanLuong.Blogspot.Com_VINASHIN.doc
EmoticonEmoticon