Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Phân tích hình thức In-store advertising trong kênh marketing tại Việt Nam


bán lẻ


In store advertising hay còn gọi là Point of purchase (POP) advertising là một phần của Marketing mix. Nó được dùng để chỉ điểm trưng bày quảng cáo (point-of-purchase advertising display). Nó sẽ thúc đẩy việc mua hàng của người tiêu dùng trong môi trường bán lẻ.
POP sẽ đưa đến cho khách hàng một trải nghiệm giúp họ cảm nhận về chất lượng dịch vụ tốt hơn và thúc đẩy mua sắm, tạo ra lòng trung thành đối với thương hiệu này.
POSM là hệ thống vật dụng để hỗ trợ bán hàng. Ở tất cả các nhãn hàng tiêu dùng, họ đều có hệ thống POSM của riêng mình ở 2 kênh MT và GT. Ví dụ như ở kênh GT, POSM đi vào các cửa hàng tạp hóa, có thể là biển, tủ trưng bày, biển hộp đèn chìa ra ngoài. Khi các cửa hàng tham gia trong hệ thống GT, họ sẽ được thưởng theo các tiêu chí như trưng bày, doanh số bán, ... Các cửa hàng này là công cụ tốt nhất khi công ty muốn quảng bá cho nhãn hiệu mới với chi phí thấp thông qua việc treo banner, làm demo, phát quà, ... tại chính những cửa hàng đó.
Hình thái biểu hiện trên thực tế
Để dễ hình dung chúng ta có thể phân loại POP ra làm 2 loại dựa trên địa điểm trưng bày POSM là:
Pre – Store factors: yếu tố này thu hút người mua tiến vào gian hàng.  Biển quảng cáo, màn hình trình chiếu, loa đài tại điểm bán ….
In – Store factors: Là cách bài trí, trưng bày hàng hóa ở phía trong gian hàng, các vật phẩm quảng cáo nhằm thu hút ánh mắt, sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của 1 công ty đặt ở trong gian hàng.
POP promotion được nhận thấy là có tác động đến hành vi của khách hàng. Một người có sự yêu thích đối với một nhãn hiệu nào đó cũng có thể sẽ thử dùng sản phẩm của một nhãn hiệu khác trong tình huống họ tạm thời quên nhãn hiệu ưa dùng của mình hoặc POP advertisements thuyết phục họ thay đổi.
Các loại in-store advertising và ứng dụng
Các loại in-store advertising:
Có 2 loại hình in-store Advertising
Thứ nhất, là trưng bày hàng hóa bằng cách sử dụng các vật phẩm ở các quầy kệ chính, quầy tính tiền, ụ trưng bày,…
Thứ hai, là sử dụng các loại màn hình Tivi LCD lớn, các biển quảng cáo đặt ở cuối lối đi hoặc đặt gần quầy thanh toán.
Ứng dụng
Tối đa hóa cơ hội mua hàng bằng cách đặt đúng sản phẩm, đúng bao bì, mức giá thích hợp tại đúng cửa hiệu, ở đúng tầm nhìn của người mua hàng.
Ấn tượng đầu tiên là một lợi thế khi người mua tiếp cận sản phẩm tại điểm bán. Tại điểm bán, doanh nghiệp phải sử dụng các phương tiện trưng bày và nghệ thuật sắp đặt để quảng bá cho sản phẩm hoặc thương hiệu. Sử dụng các vật phẩm & ấn phẩm quảng cáo tại điểm bán như poster, banner, standee, áp phích,  dây cờ, kệ trưng bày,  nhân viên PG chăm sóc khách hàng… để thu hút khách hàng, tạo sự chuyên nghiệp hơn hướng đến các mục tiêu truyền tải thông điệp đến khách hàng.
Bản thân các nhãn hàng không muốn trả thêm chi phí cho các công ty cung cấp dịch vụ, cũng tự sáng tạo ra nhiều hình thức tiếp thị vượt ra khỏi các quầy kệ, tạo nên sự phong phú và đa dạng cho hoạt động này.
Ví dụ:
Dầu ăn Neptune làm POSM thì sẽ chia làm 3 loại như sauL
Siêu thị: có thể là những sticker gắn lên sản phẩm, là những miếng decal dán lên mặt ngoại kệ, quầy trưng bày.
Chợ: Agenda treo, poster dán lên tường…
Cửa hàng: kệ, quầy.

Download:

http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar5/VanLuong.Blogspot.Com_InStore.doc


EmoticonEmoticon