3. Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam
3.1. Tình hình nợ công ở Việt Nam
Việt Nam mở cửa kinh tế được 25 năm và đã đạt được những bước phát triển vượt bậc. Chỉ trong vòng 10 năm, GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần, từ 32.7 tỷ USD năm 2001 lên 201 tỷ USD năm 2010. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ là chủ yếu. Do đó, hiện tại và trong tương lai gần, việc tăng vay nợ chính phủ nói riêng và nợ công nói chung la một nhu cầu tất yếu vì Việt Nam vẫn rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính (tức là vay nợ và viện trợ phát triển chính thức) từ các tổ chức đơn phương, đa phương trên thế giới để phát triển nề kinh tế hơn nữa.
Quy mô nợ công
Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ công trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm. Nếu tiếp tục với tốc độ này thì chỉ trong vòng 5 năm nữa, đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP như hai nước thành viên EU mới lâm vào khủng hoảng nợ công gần đây là Hy Lạp (133,6%), Ailen (129,2%). Nợ công đạt trên 100% GDP là một con số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam
Cơ cấu nợ công
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm tất cả các khoản nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 - 2010 gồm nợ chính phủ chiếm 78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1%. Trong nợ nước ngoài, ODA chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm nợ chính phủ chiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm 3,1%; trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60%, trong đó có 85% là ODA.
Tình hình nợ công
Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàng năm Việt Nam dành ra trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn 6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm; mặt khác, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn đang tồn tại nhiều bất cập như chậm trễ trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự án đầu tư. Điều này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai.
Download:
https://www.box.com/s/b298ee522f5c3b7db1a6
EmoticonEmoticon