Việt Nam |
Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Bắc:
Ở Hà Nội, bạn sẽ không tin vào tai mình khi vào cửa hàng mà được ai đó nói lời cảm ơn. Bởi người Hà Nội luôn sẵn sàng tâm thế bị “mắng mỏ” khi ra đường. Cũng bởi ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thói quen văn hóa - lịch sử đã để lại một quan điểm cho rằng làm nghề phục vụ là hạ cấp.
Ở Hà Nội, thậm chí có những người đi ô tô, áo quần sành điệu có khi ví lại mỏng dính. Người Hà Nội thích ăn mặc có gu riêng, chứng tỏ bản thân hơn người khác. Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu lý giải các câu chuyện trên rằng bởi Hà Nội là một đô thị mang tính hướng nội, nép mình nhờ sự bảo vệ của sông Hồng.
Do Hà Nội bảo thủ nên không dễ dàng chấp nhận cái mới, rất gắn bó với những sản phẩm đã được thị trường khẳng định. Ở đây môi trường là yếu tố quyết định, anh có thể tài giỏi, nhưng cái anh có thể là thay đổi bản thân thích ứng với môi trường, chứ anh không thể nào thay đổi được môi trường. Việc đi du học cũng giống như vậy, hãy thay đổi bản thân phát triển đến mức tốt nhất có thể ở trong môi trường cũ rồi hãy nghĩ tới chuyện thay đổi môi trường (ra nước ngoài học tập). Từ đây dẫn đến nguyên nhân thứ 2.
Sự thích ứng nhanh và tính căn cơ của người miền Bắc. Vì môi trường mở và thoáng cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh lớn. Ra Bắc thì "dịch vụ" là át chủ bài. Ở Bắc rất quen thuộc cảnh "kem đứng, cháo quát, phở xếp hàng", có thể nói doanh nghiệp nơi đây có 1 văn hoá dịch vụ phụng sự khách hàng còn yếu kém. Những trường hợp thành công của doanh nhân Nam ra Bắc có thể kể tới Phở 24 của Lý Quý Trung, siêu thị Nguyễn Kim - Best Carings ...
2. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Trung:
Khắc hẳn với Người Miền Bắc, Người Miền trung những con người của vùng đất khắc nghiệt đầy nắng, mưa và gió, vốn tính chịu thường chịu khó cũng làm nên những nét rất riêng trong cách suy nghĩ, văn hóa cũng như giao tiếp kinh doanh so với các vùng khác trong cả nước.
Trước những điều kiện không được thuận lợi cho lắm, tuy nhiên một số vùng vẫn có điều kiện thuận lợi hơn vì vậy họ hoà đồng với thiên nhiên, nương theo thiên nhiên để làm lợi cho mình.Với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên họ chỉ còn cách và tìm cách hoà với thiên nhiên. Môi trường như thế đã tác động đến cách ứng xử của họ. Vì thế nét đặc sắc ở đây là sự cần cù, cần mẫn, kiên nhẫn để làm giàu cho mình. Nhưng trong thế cân bằng đó vẫn toát lên tinh thần hoà hợp và thích nghi đến thụ động và chịu đựng, chú trọng gìn giữ sự cân bằng đó.
Bởi vì người miền Trung sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Do đó họ rất quý trọng người lao động, sức lao động và tình yêu lao động bởi vì của cải làm ra rất khó khăn trước những điều kiện tự nhiên như thế.
Trong lao động người miền Trung ngoài những đặc tính là siêng năng, cần cù họ còn rất cẩn thận, họ ghét sự dối trá, cẩu thả. Tư tưởng chính là “ tích tiểu thành đại” hay “mưa dầm thấm lâu”. Mặc dù vậy họ chấp nhận và thích nghi với điều kiện nghèo khổ, đề cao tiết kiệm. Họ quen sống đạm bạc, họ dùng những thứ họ tự làm ra, “tự cung tự cấp” rất hiếm khi họ mua những thứ xa xỉ . Trong sản xuất họ dựa vào kinh nghiệm gia truyền là nhiều. Ngày nay họ cũng hoà nhập rất nhanh, do vậy điều kiện sống cũng được nâng cao từng ngày.
Họ có một lối sống đề cao tính cộng đồng, vị thế và nhân cách cá nhân phụ thuộc chặt chẽ vào tập thể. Cách cư xư của họ cũng mang đậm nét truyền thống như là kính trọng người lớn tuổi và những người có địa vị xã hội cao. Đời sống tuân theo một nguyên tắc truyền thống, theo một chuẩn mực chung. Dựa vào đó mà đánh giá người có văn hoá hay không. Biểu hiện của lối sống cộng đồng ấy là: quan tâm giúp đỡ người khác, coi trọng tình cảm, đề cao tinh thần đoàn kết. Tuy không bằng người miền Bắc vì miền Bắc có lịch sư phong kiến lâu đời hơn nhưng người miền Trung có đời sống tình cảm không kém gì người miền Bắc.
Ý thức sống hoà thuận, giữ gìn tình làng nghĩa xóm như vậy, giúp đỡ, người khác được coi là chuẩn mực sống, lương tâm, bổn phận, nhu cầu, lẽ sống, tình cảm sâu sắc là nghĩa vụ thiêng liêng của họ. Bởi vì đời sống tình cảm sâu sắc nên chữ “sĩ” đối với họ cũng được đề rất cao. Họ chú trọng giữ gìn vị thế và nhân cách ca nhân và nhân cách cộng đồng. Ngoài ra họ có một lối sống coi trọng cái tâm và đề cao nó, chữ tín, đạo hiếu và lễ nghĩa. Họ lấy quan hệ tình cảm để giải quyết các quan hệ khác. “Phép vua thua lệ làng”. Hiếu nghĩa được coi trọng trong đời sống gia đình, nó là một nhân cách bậc nhất. Nhìn chung thì lối sống của họ được cụ thể là: lòng trung thực, sự thủy chung, tính nhường nhịn, nhân nghĩa và lòng vị tha.
2. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Nam
Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị, mỗi nét, mỗi đặc trưng riêng kể cả trong văn hóa giao tiếp. Một nhà văn hóa đã từng khái quát rằng Người Bắc “bảo thủ” , ngại thay đổi, thường làm theo truyền thống và thói quen còn người miền Nam năng động mà vẫn ung dung thư thái, chân phương mà cởi mở, bộc trực mà dễ chịu.
Người Sài Gòn luôn có tinh thần học hỏi, sự cần cù, nhanh nhạy và năng động trong kinh doanh . “Chịu chơi” theo kiểu dám làm dám chịu, không bao giờ chịu bó tay là đặc tính của cư dân Sài Gòn, từ những con người bình dị đến giới trí thức.
TP. Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là “cửa ngõ” để Việt Nam bước ra thế giới. Nguồn kiều hối đổ về ngày càng nhiều, các dự án đầu tư nước ngoài có hàm lượng trí tuệ cao, như dự án của Intel, đang tạo điều kiện và làm nảy nở một tinh thần kinh doanh mới. Có thể nói, doanh nhân Sài Gòn hôm nay đã là những công dân toàn cầu, họ tự tin kết nối với thế giới, am hiểu thế giới, mạnh dạn khám phá nhiều ngành kinh doanh mới.
Tinh thần học và tự học của doanh nhân Sài Gòn được nâng cao hơn bao giờ hết. Các lớp học về quản trị kinh doanh luôn đầy ắp học viên, kể cả những lớp học ban đêm. Các hội thảo, tọa đàm, các doanh nhân trẻ luôn chủ động đưa ra những câu hỏi xác đáng và sẵn sàng ngồi lại bất kể giờ nghỉ, để cùng mổ xẻ một vấn đề nào đó. Đấy là những điều không dễ thấy ở nơi khác
Phong cách của người Sài Gòn so với cả nước không có gì khác lạ. Ở đâu trên nước Việt Nam mà người dân không hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, lanh lẹ, cần cù! Nhưng ở Sài Gòn, phong cách ấy thể hiện đậm nét, ở vài khía cạnh nào đó.
Phong cách nào phải do trời đất ban cho, nhưng thành hình do hoàn cảnh bắt buộc con người phải thích ứng, hội nhập, bằng không thì dễ bị đào thải. Thích ứng để tồn tại, vươn lên. Hoàn cảnh do sinh hoạt kinh tế, với quy luật riêng.
Người Sài Gòn cũng ưa nghe tin tức, hay còn gọi là tìm lượng thông tin, bởi vậy báo chí là món ăn cần thiết. Họ đọc báo để tìm hiểu tình hình chung, đặc biệt là tin tức liên quan đến công việc làm ăn hằng ngày của mình. Thiếu lượng thông tin, hóa ra lạc hậu, thất bại trong việc làm ăn, vì tình hình luôn biến động từng giờ, từng phút. Và cũng vì ngành này liên quan đến ngành khác, người ta phải đọc báo để kiểm tra cho đầy đủ. Ngồi quán cà phê đọc báo, chờ bạn bè, ai không đọc báo thì lắng nghe người đã đọc tóm lược giùm. Giao thiệp với bạn hè, tìm bạn mới, trao đổi nhau số điện thoại, danh thiếp, ăn uống lặt vặt, ai trả tiền cũng được, người tuy khác ngành nghề nhưng biết đâu sẽ giúp đỡ mình chuyện gì đó. Làm quen với anh phu xích lô, cũng là một dịp huống gì với một thương gia. Người đang thất nghiệp cũng có thể giúp đỡ ta khi có dịp.
Làm dịch vụ mua bán lớn nhỏ cần sự sòng phẳng. Làm ăn vui vẻ, bất chấp đối tác của mình có quá khứ như thế nào, miễn là giữ chữ tín. Ai gặp khó khăn, có thể thất tín, nhưng phải khiêm tốn xin lỗi. Giận hờn để làm lành, với một tiệc nhỏ rồi bỏ qua, nhưng theo luật giang hồ là “bất quá tam”, nghĩa là đến lần thứ ba thì không khoan dung được.
Download:
http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar2/VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc
2 bình luận
Bài viết rất đúng, cám ơn bạn nhé!
Bản đồ sai rồi, ko có Hoàng Sa và Trường Sa!!!
EmoticonEmoticon