MỤC LỤC
Trang
1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm 2
1.1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm 2
1.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm 2
1.3. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm 3
2. Tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm 3
2.1. Định nghĩa tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm 3
2.2. Các nguyên nhân dẫn đến tính khó hiểu 3
2.2.1. Bản chất của hợp đồng 3
2.2.2. Hệ thống pháp luật 6
2.2.3. Thị trường bảo hiểm Việt Nam 7
2.3. Các tác nhân khác làm tăng tính khó hiểu 8
2.3.1. Người môi giới bảo hiểm 8
2.3.2. Người tham gia bảo hiểm 8
2.4. Hậu quả của tính khó hiểu 9
3. Giải pháp kiến nghị 14
3.1. Về phía nhà nước 14
3.2. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm 14
3.3. Về phía người mua bảo hiểm 15
1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm
1.1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của DNBH và người tham gia bảo hiểm theo thỏa thuận của 02 bên. Khoản 1 điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:
“ Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Định nghĩa này có độ chênh so với định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự 2005: "Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm".
Từ hai định nghĩa này có thể thấy sự mâu thuẫn trong quan điểm về đối tượng được nhận tiền bảo hiểm, trong luật kinh doanh bảo hiểm đối tượng được nhận tiền bảo hiểm là người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm, Bộ luật dân sự không quy định về người thụ hưởng mà chỉ quy định về bên được bảo hiểm và trong luật cũng không làm rõ hơn về khái niệm bên được bảo hiểm.
Download:
https://www.sugarsync.com/pf/D6086693_699_848806213
EmoticonEmoticon