Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Tài liệu ôn thi Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật

Nhà nước và Pháp luật
Nhà nước và Pháp luật



MỤC LỤC

Câu 1: Nguồn gốc của NN và PL
Câu 2:  Bản chất của NN
Caâu 3 : Vị trí, Đặc Trưng của NN
Câu 4:  Bản chất của NN XHCN
Câu 5:  Bản chất + đặc tính cơ bản của NN  CHXHCN VN
Câu 6: Chức năng của NN
Câu 7: Các chức năng cơ bản của NN XHCN
Câu 8 - Hình thức NN.
Câu 9: Các hình thức của NN XHCN
Câu hỏi 10:  Bộ máy NN XHCN
Câu 11:   Những nguyên tắc cơ bản của BM NN XHCN
Câu 12: KN và đặc điểm, đặc trưng của HTCT XHCN.
Câu 13 : Vai trò của NN XHCN trong HTCT
Câu 14 :  Đảng trong HTCT,  NN + ĐCS trong HTCT XHCN VN
Câu 15:  Đảng và NN + các tổ chức XH trong HTCT XHCN
Câu 16 -  Đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam
Câu 17:  NN pháp quyền XHCN và ở VN

Câu 18: Bản chất của PL.
Câu 20: Bản chất và đặc trưng của PL XHCN
Câu 21 . Vai trò của pháp luật XHCN
Câu 22 - Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại Quy phạm  PL XHCN
Câu 23: Khái niệm, đặc điểm và cấu thành QHPL
Câu 24. Sự kiện pháp lý
Câu 25 -  Khái niệm, đặc điểm, chức năng của YTPL
Câu 26 – Mối quan hệ giữa YTPL và PL XHCN, Giáo dục YTPL.
Câu 27-  Điều chỉnh pháp luật, Cơ chế điều chỉnh pháp
Câu 28: Khái niệm, đặc điểm và căn cứ phân chia HTPL XHCN

Phần I: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


CHUYÊN ĐỀ 1: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XHCN

CÂU 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

NN và pháp luật là những hiện tượng xã hội phức tạp của đời sống con người, được sinh ra khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định trên những tiền đề của nó. Muốn hiểu được bản chất của NN, pháp luật và các quy luật phát triển của chúng nói chung cần phải làm sáng tỏ nguyên nhân và quá trình phát sinh của NN, pháp luật.
- Một số quan điểm trước Mác
NN là một hiện tượng xã hội phức tạp, để giải thích cho sự hình thành NN, đã có nhiều quan niệm khác nhau:
+ Thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, NN là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy NN là lực lượng siêu nhiên và với quyền lực vĩnh cưủ và sự phục tùng quyền lực này là cần thiết và tất yếu.
+ Thuyết gia trưởng cho rằng: NN là kết quả sự phát triển tự nhiên của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người, vì vậy NN có trong mọi xã hội và quyền lực NN về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình.
+ Thuyết khế ước xã hội cho rằng: Các học giả tư sản cho rằng sự ra đời của NN là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết là giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có NN. Vì vậy, NN phản ảnh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu NN phục vụ, bảo vệ lợi ích của họ.
+ Thuyết bạo lực cho rằng: NN xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng nghĩ ra một hệ thống cơ quan đăc biệt để nô dịch kẻ chiến bại.
+ Thuyết tâm lý cho rằng: NN xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sỹ…Vì vậy NN là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội.
+ Thuyết “NN siêu trái đất”cho rằng: Sự xuất hiện xã hội loài người và NN là sự du nhập và thử nghiệm những thành tựu của một nền văn minh ngoài trái đất.
+ Hạn chế:
* Do nhận thức còn hạn chế hoặc do lợi ích giai cấp chi phối nên cố tình giải thích sai những nguyên  nhân đích thực làm phát sinh NN.
* Đa số các học giả đều xem xét sự ra đời của NN tách rời những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế. Theo họ NN không thuộc giai cấp nào, NN là của tất cả mọi người và trong xã hội văn minh mãi mãi cần có NN.
- Nguồn gốc của NN theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin:
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph.Ăng-ghen và tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lê-nin, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, thì:
+ Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, như không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cữu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi XH loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định, với các tiền đề kinh tế (tư hữu tư nhân), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các tầng lớp, các giai cấp khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không thể điều hòa được).
=> Theo Lênin: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẩn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ nơi đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì Nhà nước xuất hiện.

- Căn cứ khoa học cho các luận điểm này được hình thành trên cơ sở nghiên cứu và phân tích toàn bộ hiện thực lịch sử  của xã hội loài người
Xã hội loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất và ứng với mỗi phương thức nhất định là một chế độ xã hội:
- Chế độ cộng sản nguyên thủy.
- Chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Chế độ phong kiến.
- Chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Chế độ xã hội chủ nghĩa.
1.  Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc:
- Chế độ cộng sản nguyên thủy (CSNT) là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đây là xã hội không có giai cấp, chưa có NN và pháp luật.
- Cơ sở kinh tế của chế độ CSNT là sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
- Cơ sở của xã hội không phải là gia đình mà là tổ chức thị tộc.
+ Thị tộc tổ chức theo huyết thống. Ơ giai đoạn đầu, các thị tộc tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Dần dần sự phát triển của xã hội đã tác động làm vai trò của người đàn ông thay đổi và ngày càng nắm vai trò quan trọng trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ chuyển thành chế độ phụ hệ.
+ Trong thị tộc mọi người đều tự do và bình đẳng. Không một ai có đặc quyền, đặc lợi trong đối với người khác. Trong thi tộc có sự phân công lao động, nhưng đó chỉ là sự phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ, chưa mang tính xã hội
2.  Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:
b. Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:
- Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy mang tính chất là quyền lực xã hội. Do xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. Không mang tính chất giai cấp và hệ thống quản lý rất đơn giản.
Để quản lý thị tộc, xuất hiện hội đồng thị tộc, thành viên là những người lớn tuổi trong thị tộc. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, quyết định các vấn đề quan trọng của thị tộc. Các quyết định thể thiện ý chí chung của các thành viên hội đồng trên cơ sở sự tín nhiệm của thị tộc.
Các thành viên hội đồng thị tộc không có đặc quyền, đặc lợi mà cùng chung sống, cùng lao động và cùng hưởng thụ như các thành viên khác. Họ có thể bị bãi miễn nếu không được tín nhiệm. Từ chế độ thị tộc, phát triển thành bào tộc (liên minh các thị tộc) và bộ lạc (gồm nhiều bào tộc).
- Thị tộc liên minh với nhau tạo thành bào tộc và bộ lạc. Bào tộc bầu ra Hội đồng bào tộc. Hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự (đã không phải là các thành viên của bào tộc). Tổ chức quyền lực trong bào tộc và bộ lạc cũng dựa trên cơ sở những nguyên tắc tương tự của tổ chức quyền lực trong thị tộc, nhưng đã thể hiện mức độ tập trung quyền lực cao hơn. Tuy nhiên quyền lực vẫn mang tính xã hội.
- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có pháp luật, không có các quy phạm do cơ quan tổ chức nào đặt ra để buộc các cá nhân khác phải tuân theo mà là các quy phạm xã hội.
- Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí chung của các thành viên như các quy phạm mang tính chất tập quán, các tín điều tôn giáo đề điều chỉnh các quan hệ xã hội trong chế độ CSNT, thể hiện ý chí  của cả cộng đồng.
+ Nhu cầu khách quan của xã hội cần phải có một trật tự, trong đó mọi người phải tuân thủ theo những chuẩn mực thống nhất phù hợp với điều kiện của xã hội và lợi ích của tập thể và từ đó Tập quán xuất hiện một cách tự phát, dần dần được xã hội chấp nhận và trở thành quy tắc xử sự chung.
+ Do trình độ thấp kém của con người lúc bấy giờ, nhiều tín điều tôn giáo cũng được mọi người chấp nhận và nhiều khi còn được coi là những chuẩn mực tuyệt đối, thiêng liêng cho xử sự của con người.
3. Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện NN.
Xã hội thị tộc - bộ lạc không có NN, nhưng chính trong lòng nó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của NN.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo tiền đề làm thay đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và đòi hỏi phải thay thế sự phân công lao động tự nhiên bằng phân công lao động xã hội.
Chế độ cộng sản nguyên thủy có 3 lần phân công lao động xã hội lớn.
- Lần 1: Ngành chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt.
Sau lần thứ nhất, của cải xã hội ngày càng nhiều, xuất hiện của cải dư thừa, xuất hiện chế độ tư hữu. Chế độ tư hữu làm thay đổi chế độ hôn nhân và gia đình, chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện thay cho chế độ quần hôn. Xã hội xuất hiện người giàu, người nghèo; xuất hiện giai cấp và ngành thủ công nghiệp phát triển.
-  Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
Nô lệ xuất hiện trở thành một lực lượng xã hội có số lượng ngày càng tăng, mâu thuẫn giai cấp năng, xuất hiện nền sản xuất hàng hoá và thương nghiệp phát triển dẫn đến lần phân công lao động thứ ba.
- Lần 3: Thương mại phát triển, xuất hiện giai cấp không tham gia sản xuất nhưng có quyền lãnh đạo sản xuất và bắt người sản xuất phải phụ thuộc (thương nhân). Đồng tiền xuất hiện, sự tích tụ của cải vào người giàu làm mâu thuẫn xã hội càng cao.
- Hầu hết những người nghèo khổ trong thị tộc, những tù binh trong chiến tranh trở thành nô lệ và hợp thành giai cấp bị bóc lột.
- Quyền lợi của hai giai cấp này đối lập nhau và mâu chuẩn giai cấp ngày càng quyết liệt, các quy phạm xã hội và quyền lực xã hội không còn phù hợp dẫn đến sự tan rã của chế độ thị tộc.
-  Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức mới để điều hành và quản lý xã hội mới, tổ chức đó do toàn bộ những điều kiện tồn tại của nó, là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về kinh tế và dĩ nhiên là tổ chức thực hiện sự thống trị của gia cấp để dập tắt các xung đột công khai giữa các giai cấp hoặc là hướng sự xung đột đó theo một hình thức hợp pháp. Tổ chức đó chính là NN.
Tóm lại: Sau 3 lần phân công lao động xã hội lớn trong chế độ CSNT, của cải xã hội ngày càng nhiều hơn xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp và mâu thuẫn giai cấp giữa người giàu và người nghèo ngày càng quyết liệt, các quy phạm xã hội và quyền lực xã hội thể hiện ý chí chung của toàn xã hội không còn phù hợp dẫn đến sự tan rã của chế độ thị tộc. Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức có khả năng dập tắt các xung đột công khai giữa các giai cấp hoặc là hướng sự xung đột đó theo một hình thức hợp pháp. Tổ chức đó chính là NN.
Ăng - ghen khẳng định: “NN không phải là một thế lực gán ghép vào xã hội…. nó là sản phẩm của xã hội phát triển tới một giai đoạn nhất định, nó là sự thừa nhận rằng xã hội đó bị kìm hãm trong một sự mâu thuẫn với bản thân nó mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đã bị phân chia thành những cực đối lập không thể điều hoà mà xã hội đó không đủ sức để giải thoát ra được…”( Các Mác - Ăngghen tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật năm 1962 trang 520, 521)
Như vậy: NN xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. NN “không phải là quyền lực từ bên ngoài áp đặc vào xã hội”, một lực lượng “tựa hồ như đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”. (Mác – Anghen, tuyển tập, Tập 6, Nxb Sự thật, H. 1984, tr. 260)
NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm thực hiện những mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.

* NN khác với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp.
NN khác các tổ chức xã hội trong xã hội có giai cấp ở những nội dung cơ bản sau:
+ NN thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hoà nhập vào dân cư nữa. Chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị .
+ NN phân chia dân cư thành lãnh thổ, thành các đơn vị hành chính không phụ thuộc vào dân tộc, nghề nghiệp, huyết thống.
+ NN có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia có nội đung chính trị, pháp lý thể hiện quyền độc lập, tự quyết về đối nội, đối ngoại.
+ NN ban hành pháp luật và thể hiện sự quản lí bắt buộc đối với mọi công dân.
+ NN quy định và thực hiện việc thu thuế với các loại thuế, dưới các hình thức bắt buộc với số lượng và thời hạn nhất định.

* Sự xuất hiện NN đầu tiên trong lịch sử:
-A Ten: NN A ten ra đời trực tiếp từ những mâu thuẩn giai cấp đối kháng phát sinh trong lòng xã hội thị tộc, không có bất kỳ một sự tác động nào bên ngoài
-Rô Ma: NN La Mã cổ đại xuất hiện được thúc đẩy bởi sự đấu tranh của những người thường dân (Plebêi) chống lại giới quý tôc của thị tộc La mã (Pátrisép). Plebêi những người tự do, là những người tự do sống ngoài thị tộc La Mã. Khi chiếm hữu ruộng đất họ cũng phải nộp thuế, cũng phải đi lính nhưng không hề giữ được chức vụ gì, họ không thể sử dụng đất đai La Mã. Cuộc đấu tranh của những người Plebêi là lực lượng cách mạng chủ yếu chống lại mọi đặc quyền quý tộc. Chiến thắng của họ trong cuộc chiến đã phá vở chế độ thị tộc thúc đẩy quá trình hình thành thể chế NN vốn dựa trên sự phân chia lãnh thổ và sự khác biệt về tài sản
- Giéc Manh: NN Giéc Manh được thành lập sa khi người Giéc Manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại. NN Giéc manh ra đời dưới sự ảnh hưởng của nền văn minh La mã và do nhu cầu thiết lập quyền thống trị trên đất đại La Mã chứ không phải do nhu cầu đấu tranh giai cấp trong lòng xã hội Giéc manh. Khi NN được thiết lập, trong xã hội Giécmanh vẫn còn chế độ thị tộc, bắt đầu có sự phân hoá giai cấp nhưng chưa rõ nét. NN Giéc manh xuất hiện là sự chuyển hoá cơ quan thị tộc thành NN. Như Thủ lĩnh quân sự chuyển thành nhà quân chủ, tài sản của dân cư biến thành tài sản của nhà vua, các cơ quan thị tộc nhanh chóng chuyển thành các cơ quan NN. Cùng với quá trình củng cố và hoàn thiện bộ máy NN, xã hội Giéc manh mới chuyển sang xã hội có giai cấp.

CÂU  2:  BẢN CHẤT  NHÀ NƯỚC

a.Đặt vấn đề:
Vaán ñeà baûn chaát vaø yù nghóa cuûa nhaø nöôùc luoân luoân laø ñoái töôïng cuûa cuoäc ñaáu tranh tö töôûng gay gaét nhaát. Ñoàng thôøi ñaây cuõng laø moät trong nhöõng vaán ñeà khoù nhaát ñaõ "trôû thaønh trung taâm cuûa moïi vaán ñeà chính trò vaø moïi tranh luaän chính trò". Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này:
- Các quan điểm trước Mác:
+ Điển hình như các nhà tư tưởng cổ đại cho rằng: giàu nghèo, sang hèn và các đẳng cấp trong xã hội đều do thượng đế tạo ra, đó là quy luật tự nhiên của muôn đời và vì vậy cần có một con người (vua) do thượng đế cử xuống, thay mặt trời bảo vệ trật tự chung.
. Các nhà theo tư tưởng gia trưởng lại cho rằng: NN tồn tại vĩnh viễn như gia đình, như quyền lực của người gia trưởng đứng đầu gia đình.
. Bên cạnh đó, thuyết bạo lực xác định: NN ra đời đô thị tộc chiến thắng nghĩ ra.
. Hay thuyết tâm lý lại cho rằng: NN ra đời do nhu cầu tâm lý của con người muốn sống phụ thuộc vào các thủ lĩnh.
+ Khác với họ, các nhà tư sản coi sự ra đời của NN là một khế ước được ký kết trước hết là giữa những con người sống trong hiện trạng tư nhiên không có NN. Với tư tưởng như vậy, các nhà tư sản muốn đạt được 2 mục đích: khi coi NN được hình thành từ khế ước giữa con người với nhau thì con người có quyền yêu cầu NN phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ (tức là chống sự chuyên chế của NN phong kiến); đồng thời nhằm chống lại tư tưởng tôn giáo phong kiến cho rằng NN do thượng đế tạo ra.
Các học thuyết phi Mác xít nói trên đều mang tính chủ quan, đều vô tình hoc85 cố ý lãng tránh bản chất giai cấp của Nhà nước.
- Quan điếm chủ nghĩa Mác- Lê
Vôùi phöông phaùp luaän khoa hoïc, treân cô sôû keá thöøa vaø phaùt trieån nhöõng thaønh töïu cuûa nhieàu boä moân khoa hoïc, hoïc thuyeát Maùc-leânin veà nhaø nöôùc vaø phaùp luaät ñaõ giaûi thích ñöôïc moät caùch ñuùng ñaén vaán ñeà baûn chaát vaø yù nghóa cuûa nhaø nöôùc noùi chung cuõng nhö cuûa nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa noùi rieâng.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph.Ăng-ghen và tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lê-nin, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, thì:
+ Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, như không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cữu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi XH loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định, với các tiền đề kinh tế (tư hữu tư nhân), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các tầng lớp, các giai cấp khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không thể điều hòa được).
=> Theo Lênin: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẩn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ nơi đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì Nhà nước xuất hiện.

b. Bản chất của NN:
** Tính giai cấp của nhà nước:
Xuaát phaùt töø vieäc nghieân cöùu nguoàn goác cuûa nhaø nöôùc, caùc nhaø kinh ñieån cuûa chuû nghóa Maùc-leânin ñi ñeán keát luaän "Nhaø nöôùc laø saûn phaåm vaø bieåu hieän cuûa nhöõng maâu thuaãn giai caáp khoâng theå ñieàu hoøa ñöôïc". Nghóa laø, nhaø nöôùc chæ sinh ra vaø toàn taïi trong xaõ hoäi coù giai caáp vaø bao giôø cuõng theå hieän baûn chaát giai caáp saâu saéc.
Baûn chaát giai cấp ñoù theå hieän tröôùc heát ôû choã nhaø nöôùc laø moät boä maùy cöôõng cheá ñaëc bieät naèm trong tay cuûa giai caáp caàm quyeàn, laø coâng cuï saéc beùn nhaát ñeå thöïc hieän söï thoáng trò giai caáp, thieát laäp vaø duy trì traät töï xaõ hoäi.
NN là bộ máy do giai cấp thống trị lập ra, có nhiệm vụ bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện dưới ba hình thức: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị và quyền lực tư tưởng.
+ Quyền lực kinh tế: giữ vai trò quyết định, là cơ sở bảo đảm sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế thuộc về giai cấp nắm trong tay tư liệu sản xuất trong xã hội, với tư liệu sản xuất trong tay, chủ sở hữu có thể bắt người bị bóc lột phải phụ thuộc về mặt kinh tế. Tuy nhiên, quyền lực kinh tế không duy trì được quan hệ bóc lột nên giai cấp thống trị cần phải có NN để củng cố quyền lực kinh tế với giai cấp bị bóc lột. Nhờ có NN, giai cấp nắm trong tay tư liệu sản xuất trở thành giai cấp thống trị về kinh tế.
Chẳng hạn như đối với chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản nắm trong tay hầu hết các tư liệu sản xuất của xã hội, do đó chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất của xã hội, buộc các giai cấp khác đều phải phụ thuộc vào họ và  giai cấp tư sản đương nhiên trở thành giai cấp thống trị xã hội về mặt kinh tế, hay nói cách khác là họ nắm trong tay quyền lực kinh tế.
Taïi ñieàu 17 Hieán Phaùp naêm 1992 cuûa nöôùc CHXHCNVN coù quy ñònh: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời…. là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”. Ñoù laø tieàm löïc kinh teá lôùn cuûa NN VN
+ Quyền lực chính trị:  là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác. NN là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng. Với ý ngĩa đó, NN là một  tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Giai cấp thống trị sử dụng NN là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị. Ý chí của giai cấp thống trị thông qua NN trở thành ý chí của NN,  ý chí của NN có sức mạnh buộc các giai cấp khác phải tuân theo một “trật tự” do giai cấp thống trị đặc ra, phải phục vụ lợi ích của gia cấp thống trị. Làm như vậy, g/c thống trị đã thực hiện sự chuyên chính của mình đối với g/c khác. Công cụ để thực hiện sự chuyên chính chính là NN.
Cụ thể: lịch sử đã chỉ ra rằng:
. Trong caùc xaõ hoäi boùc loät, neàn chuyeân chính cuûa caùc giai caáp boùc loät ñeàu coù ñaëc ñieåm chung laø duy trì söï thoáng trò veà  chính trò, kinh teá vaø tö töôûng cuûa thieåu soá ngöôøi boùc loät ñoái  vôùi ñoâng ñaûo nhaân daân lao ñoäng. Caùc nhaø nöôùc boùc loät ñeàu coù chung baûn chaát laø boä maùy ñeå thöïc hieän neàn chuyeân chính cuûa giai caáp boùc loät: Nhaø nöôùc chuû noâ laø coâng cuï chuyeân chính cuûa giai caáp chuû noâ, nhaø nöôùc phong kieán laø coâng cuï chuyeân chính cuûa giai caáp ñòa chuû phong kieán, nhaø nöôùc tö saûn laø coâng cuï chuyeân chính cuûa giai caáp tö saûn.
. Nghiên cứu về NN tư bản chủ nghĩa, nhận thấy tồn tại mâu thuẫn đối kháng giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, bên cạnh đó còn có nhiều giai cấp khác trong xã hội. NN tư bản chủ nghĩa là NN của giai cấp tư sản, do giai cấp tư sản lập ra, tổ chức một bộ máy bao gồm các cơ quan NN và ban hành hệ thống các quy phạm PL quy định mọi hành vi của mọi công dân trong xã hội. Hệ thống quy phạm PL này được hình thành là dựa vào ý chí của giai cấp tư sản, phục vụ cho giai cấp tư sản, bảo vệ quuyền lợi và các lợi ích của họ. Các cơ quan NN (bao gồm Công an, Toà án, nhà tù…) có chức năng, thẩm quyền và sức mạnh trấn áp, bắt buộc mọi người dân trong xã hội phải chấp hành hệ thống các quy phạm PL một cách triệt để.
. Khaùc vôùi ñieàu ñoù, nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa vôùi baûn chaát chuyeân chính voâ saûn, laø boä maùy ñeå cuûng coá ñòa vò thoáng trò vaø baûo veä lôïi ích cuûa giai caáp coâng nhaân vaø nhaân daân lao ñoäng chieám ña soá trong xaõ hoäi, ñeå traán aùp nhöõng löïc löôïng thoáng trò cuõ ñaõ bò laät ñoå vaø nhöõng phaàn töû choáng ñoái caùch maïng.
Vd Đ2 “NN CHXHCN VN là NN PQXHCN của ndân do ndân, vì ndân, tất cả qlực NN thuộc về ndân”, Đ4 “ĐCSVN,đội tiền phong của g/ccn VN....là ll lđạo NN và XH”
+ Quyền lực về tư tưởng:
Đeå thöïc hieän söï chuyeân chính giai caáp khoâng theå chæ ñôn thuaàn döïa vaøo baïo löïc vaø cöôõng cheá maø coøn caàn ñeán söï taùc ñoäng veà tö töôûng nöõa. Giai caáp thoáng trò ñaõ thoâng qua nhaø nöôùc ñeå xaây döïng heä tö töôûng cuûa giai caáp mình thaønh heä tö töôûng thoáng trò trong xaõ hoäi, baét caùc giai caáp khaùc phaûi leä thuoäc mình veà maët tö töôûng.
Chẳng hạn, giai cấp thống trị thường nắm bộ máy thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng. Trấn áp các tư tưởng đối lập. Thực hiện sự kiểm duyệt ngặt nghèo. Nuôi dưỡng đội ngũ lý luận lớn phục vụ công tác tư tưởng.
Ví dụ: Tư tưởng Nho giáo là tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam,
Đối với NN ta, tư tưởng thống trị XH là “Chủ nghĩa Mác-Lênnin và tư tưởng HCM”D4 HP “NN và XH bảo tồn, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của các nền văn hiến các dtộc VN, tư tưởng, đạo đức phong cách HCM..”
NN VN bảo vệ quyền lực về chính trị và kinh tế của mình trên cơ sở ban hành các quy phạm PL và xác định lấy chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng HCM là tư tưởng thống trị trong xã hội.
Ngày nay, các thế lực thù địch, chống chủ nghĩa xã hội ra sức phê phán, đả kích, công khai bài bác, xuyên tạc chủ nghĩa Mac – Lenin, thậm chí còn kết tội luôn HCM là người du nhập chủ nghĩa Mac – Lenin vào Việt Nam là một sai lầm, là nguyên nhân “đưa đất nước vào vòng tối tăm, trì trệ, đổ vỡ, nhục nhã, đau đớn.”  Từ đó họ lớn tiếng đòi Đảng ta “phải từ bỏ học thuyết Mac – Lenin trước khi còn chưa muộn”. Chính vì vậy, phải luôn luôn kiên định chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng HCM là vấn đề có tính nguyên tắc đối với Đảng ta, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác tư tưởng – lý luận của chúng ta.
Như vậy, NN là một bộ máy đặc biệt để đảm bảo sự thống trị kinh tế, để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng. Thế nên không có một NN nào là NN của toàn dân. NN toàn dân hay NN phi giai cấp là những quan điểm phi khoa học.
** Tính xã hội của NN:
Ngoài việc thực hiện các chức năng trên, NN còn phải giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện các chức năng xã hội. Điều đó nói lên rằng NN là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất giai cấp lại vừa mang bản chất xã hội.
NN là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thể hiện ở việc NN phải chăm lo, tính đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng, ý chí  của các giai tầng khác, của mọi người dân không kể giống nòi, tôn giáo, dân tộc… Tất cả các NN không chỉ “khư khư” bảo vệ lợi ích của mình, không chỉ phục vụ cho bản thân mình, mà còn phải chú trọng đến an sinh xã hội (làm đường, xây trường học…), quan tâm đến những vấn đề chung tác động đến xã hội. NN nào coi nhẹ vấn đề này NN đó không sớm thì muộn hiệu lực quản lý sẽ suy giảm và dẫn đến suy vong.
Đấy là câu trả lời cho NN Việt Nam rất quan tâm đến những đối tượng chính sách trong xã hội, có sự ưu tiên cho những đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên và miền tây Nam Bộ, có chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển, ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài…
Ví dụ: trong đối nội: NN giải quyểt các vấn đề nảy sinh từ đời sống XH như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai, địch hoạ, về dân tộc, tôn giáo và các chính sách XH khác.v.v…Trong đối ngoại: NN bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, bảo về công dân nước mình đang sinh hoạt công tác ở nước khác...
Tóm lại, mặc dù mỗi kiểu NN có bản chất riêng nhưng các NN đều có một số đặc điểm chung đó là: NN là bộ máy để thực hiện sự thống trị giai cấp. Lênin định nghĩa:
“+NN là một bộ máy để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. NN XHCN cũng có một số đặc điểm chung như các kiểu NN khác, nhưng với bản chất là chuyên chính vô sản nó không còn là NN theo đúng nghĩa nữa mà chỉ là "nửa NN"
+.NN là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là sản phẩm của một chế độ kinh tế nhất định. Sự phát triển của NN là do cơ sở hạ tầng quyết định.
+NN là một bộ máy đặc biệt để trấn áp các giai cấp khác và thực hiện sự quản lý về kinh tế-xã hội.
+Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của NN. Tuy nhiên, bên cạnh đó NN còn thể hiện rõ nét tính xã hội. Dù trong xã hội nào, NN cũng một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp ( lực lượng)  cầm quyền, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội.
Từ những kết luận trên có thể đi đến khái niệm sau: NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm thực hiện những mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đổi kháng.

c.Liên hệ với bản chất NN XHCN:
Chủ nghĩa Mác - Lê nin khẳng định, bản chất giai cấp là đặc trưng cơ bản của NN. NN là một bộ máy để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, tức là công cụ để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Do đó, khi xem xét bản chất giai cấp của một NN phải xem xét NN đó do giai cấp nào lãnh đạo và theo đường lối chính trị của giai cấp nào.
NN XHCN ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. NN XHCN cũng mang bản chất giai cấp, đó là bản chất của giai cấp công nhân do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Tuy nhiên sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân có bản chất và mục đích khác hẳn với sự thống trị về chính trị của giai cấp bóc lột. Sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp bị áp bức, bóc lột nhằm bảo vệ lợi ích riêng giai cấp bóc lột. Trái lại, sự thống trị của giai cấp công nhân nhằm mục đích xoá bỏ áp bức, bóc lột, bảo vệ lợi ích của tất cả nhân dân lao động bị áp bức, tổ chức xây dựng XH mới.
Về lý thuyết, NN XHCN là NN kiểu mới có bản chất khác với bản chất của các kiểu NN bóc lột. Bản chất đó do cơ sở ktế XHCN và đặc điểm của quyền lực chính trị trongCN XH quy định.
+Trong CNXH, QHSXXHCN được thiết lập và củng cố dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - đó là kiểu QHSXthể hiện sự hợp tác, tương trợ không có áp bức bóc lột.
+Giai cấp vô sản là người giữ địa vị thống trị về chính trị. Nhưng sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản đã thể hiện bản chất và mục đích khác hẳn với sự thống trị về chính trị của các giai cấp bóc lột. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp bị áp bức, bóc lột, để bảo vệ lợi ích của chúng. Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với giai cấp bóc lột, chỉ là thiểu số trong dân cư, nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả người lao động. Mặt cơ bản nhất trong sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với toàn XH trong thời kỳ quá độ từCN TB lênCN XH vàCN cộng sản.
Đối với Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một kiểu NHà nước, Nhà nước ta cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc đó là bản chất nhân dân (Thể hiện trong Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001): “Nhà nước CHXHCNVN là NN pháp quyền XHCN của ND, do ND, vì ND. Tất cả quyền lực NN thuộc về ND mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Download:

http://www.facebook.com/download/439636879495282/VanLuong.Blogspot.Com_%20Luat%20%20NN%26PL.doc


EmoticonEmoticon