Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Công việc kế toán phải làm trong 2014

Các công việc thực hiện cho năm 2014:
1. Khai thuế môn bài năm 2014:
-  Năm 2014  khai thuế môn bài được thực hiện theo  Điều 17, Thông tư số
156/2013/TT-BTC.
-  Mức  thuế  môn  bài  phải  nộp  thực  hiện  theo  quy  định  tại  Thông  tư  số
42/2003/TT-BTC ngày 7/5/2003 của Bộ Tài chính cụ thể:
8
Bậc thuế môn
bài
Vốn đăng ký đến
31/12/2013
Mức thuế môn bài cả
năm
Bậc 1  Trên 10 tỷ  3.000.000
Bậc 2  Từ 5 tỷ đến 10 tỷ  2.000.000
Bậc 3  Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ  1.500.000
Bậc 4  Dưới 2 tỷ  1.000.000
Vốn đăng ký kinh doanh được xác định như sau:
+ Đối với Doanh nghiệp nhà nước là vốn điều lệ.
+ Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vốn đầu tư.
+ Đối với Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ.
+ Đối với DNTN là vốn đầu tư.
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ
- Các doanh nghiệp thành viên hạch toán toàn ngành: 2.000.000 đ
- Theo quy định đối với trường hợp các doanh nghiệp đang hoạt động trước
31/12/2013  đã  khai  thuế  môn  bài  khi  bắt  đầu  hoạt  động  và  năm  2014  không
thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp thì không phải làm tờ khai thuế môn bài
mà chỉ nộp thuế môn bài vào NSNN  theo quy định. Trường hợp có thay đổi
về mức thuế môn bài thì các doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài theo
mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Lưu ý:
-  Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng...)
kinh doanh  ở cùng địa phương cấp tỉnh  thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế
môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn
bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho  cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh
nghiệp.
-  Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở  khác địa phương cấp
tỉnh  nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế
môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay  đổi mức thuế môn
bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực
thuộc.
-  Thời  hạn  nộp  thuế  môn  bài  năm  2014  chậm  nhất  là  ngày  30  tháng  01
năm 2014.
2. Khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2014:
Trường hợp người nộp thuế không có sự thay đổi về người nộp thuế và các
yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp  thì không phải khai lại  (doanh nghiệp
tự  nộp thuế  phát sinh  của  năm  vào ngân  sách  nhà  nước theo  qui định  -  chậm
nhất là ngày 31/12 của năm ).
9
Trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về người nộp thuế thì
người  nộp  thuế  mới  phải  kê  khai  và  nộp  hồ  sơ  khai  thuế  theo  hướng  dẫn  tại
Thông  tư  số  156/2013/TT-BTC  trong  thời  hạn  30  (ba  mươi)  ngày  kể  từ  ngày
phát sinh các sự việc trên; Trường hợp phát sinh các yếu tố làm  thay đổi số thuế
phải nộp (trừ trường hợp thay đổi giá 1m
2
đất tính thuế) thì người nộp thuế phải
kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát
sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp.
Hồ  sơ  khai  thuế  SDDPNN  mẫu  số  02/TK-SDDPNN  ban  hành  kèm  theo
Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Lưu ý:  Chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thực hiện theo Thông
tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính.
3. Các đăng ký đầu năm cho năm tài chính 2014:
3.1.  Về đăng ký  mức  tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,
năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh.
Doanh  nghiệp  thực  hiện  theo  Thông  tư  hướng  dẫn  thi  hành  Luật  thuế
TNDN  và  Luật  sửa  đổi,  bổ  sung  một  số  điều  của  Luật  thuế  TNDN  số
32/2013/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (hiện nay chưa có Thông tư).
3.2. Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
Khi  doanh nghiệp  mới thành lập và bắt đầu  thực hiện  hoạt động sản xuất
kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo phương pháp trích khấu hao,  thời gian
trích khấu hao  TSCĐ mà Doanh nghiệp  lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực
tiếp quản lý theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013.
Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối
với một tài sản.  Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh
nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được
thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt
cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay
đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao
trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản
lý trực tiếp

Download:

http://www.facebook.com/download/1449169508636549/vanluong.blogspot.com_MOT%20SO%20VIEC%20LAM%20DAU%20NAM%202014.pdf


EmoticonEmoticon