Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Lạm phát mục tiêu

lam phat muc tieu

Lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam 

Tại nhiều nước phát triển, lạm phát được coi là vấn đề kinh tế- xã hội rất nghiêm trọng. khi một nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao sẽ dẫn đến sụt giảm tiết kiệm, sụp đổ đầu tư, các luồng vốn trong nước sẽ chạy ra nước ngoài. Ngoài ra, lạm phát sẽ làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mất khả năng thực hiện những kế hoạch dài hạn của quốc gia và nhược điểm của nó tạo nên sự căng thẳng về chính trị và xã hội. 
Trên thế giới hầu hết các nước đều lấy khối lượng tiền (M2 hay M3) hoặc tỷ giá làm mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia. Tuy nhiên, vào những năm 1990, có một số nước công nghiệp phát triển đã ''phá lệ'' truyền thống trong việc xây dựng các mục tiêu trung gian tương tự mà tập trung tâm điểm vào chỉ số lạm phát. Cách tiếp cận tương đối mới này tập trung vào kiểm soát lạm phát và được gọi là lạm phát mục tiêu (Inflation targeting). Đây là một cơ chế điều hành CSTT tương đối mới, đi đầu áp dụng nó là ngân hàng Trung ương (NHTU) Niu- Dilân (năm 1990), và hơn chục năm qua đã có hành loạt các nước thực hiện như Canađa (1991), Vương quốc Anh (1992), Phần lan (1993), Thụy Điển (1993), Ôxtrâylia (1993), Tây Ban Nha (1994)... và tại châu Âu hiện nay có Thụy Sỹ, Na Uy, Ailen đã công bố về việc chuyển đổi sang lạm phát mục tiêu trong điều hành CSTT của mình. Nước đầu tiên trong các nước đang phát triển áp dụng lạm phát mục tiêu là Chilê, sau đó đến Brazin và Ixraen. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi có thể nhắc đến Cộng hoà Séc, Ba Lan và từ tháng 6-2001 có Hungari. 
Vậy tại sao hàng loạt quốc gia trên lựa chọn lạm phát mục tiêu? 
Thực tế chỉ ra rằng việc mau chóng đạt được một vài mục tiêu (tạo thêm việc làm và tăng trưởng kinh tế) với sự trợ giúp của CSTT mở rộng sẽ không tránh khỏi lạm phát gia tăng, dẫn đến xung đột nguyên tắc ổn định giá cả. Và từ đó, họ nhận ra rằng việc đạt được ổn định giá cả mới là yếu tố tiên quyết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hay ngay như trong Luật NHTƯ châu Âu có nói rằng mục tiêu cơ bản nhất của CSTT là ổn định giá cả, bên cạnh đó cần tập trung đến các mục tiêu kinh tế khác như tạo thêm việc làm, tạo sự nhịp nhàng giữa dao động của sản xuất và việc làm trong ngắn hạn v.v... nhưng không được xung đột mục tiêu cơ bản nhất - ổn định giá cả. Để kết thúc lời giải đáp cho câu hỏi trên, xin mượn lời của một nhà kinh tế học nổi tiếng - F.Mishkin: ''Tập trung phát triển sức mạnh kinh tế sẽ đến sau khi thực hiện các phương pháp kiềm chế lạm phát, đối với những nước tiến hành kế hoạch hóa lạm phát... có thể đưa ra kết luận rằng lạm phát mục tiêu sẽ củng cố quá trình phát triển kinh tế và thêm vào đó kiểm soát được lạm phát''. 
I. Đặc tính chung của cơ chế lạm phát mục tiêu 
Lạm phát mục tiêu có thể được miêu tả như một cơ chế điều hành CSTT dựa trên nền tảng sử dụng việc dự báo lạm phát làm chỉ số mục tiêu trung gian. NHTƯ sẽ dự báo xu hướng lạm phát năm tới để đưa ra chỉ số lạm phát mục tiêu (định hướng bằng một chỉ số hoặc một khoảng biên độ) cho năm kế hoạch mà không có trách nhiệm thực hiện bất cứ chỉ tiêu nào khác. Trong giới hạn của mình, NHTƯ có thể linh hoạt lựa chọn và sử dụng bất kỳ các công cụ để chỉ đạt một mục tiêu duy nhất - chỉ số lạm phát mục tiêu. 
Tuy nhiên, nhược điểm thứ nhất của cơ chế lạm phát mục tiêu là khi năng lực điều tiết của CSTT không cao sẽ đẩy NHTƯ vào vòng luẩn quẩn trong việc lựa chọn ưu tiên giữa các cơ chế điều hành (tỷ giá, lạm phát và khối lượng tiền) của CSTT - điều này sẽ trình bày ở phần sau. Thứ hai, khi áp dụng lạm phát mục tiêu, NHTƯ sẽ phải chịu trách nhiệm chính thức, vô điều kiện trong việc thực hiện CSTT để đạt được chỉ số mục tiêu dựa trên chỉ số dự báo lạm phát do chính NHTƯ đưa ra. Khi đó dự báo lạm phát được xem như là mục tiêu trung gian của CSTT, vì vậy không ít người đã không đề cập đến lạm phát mục tiêu mà chỉ nói đến dự báo lạm phát mục tiêu (inflation forecast targeting). 
Về kỹ thuật việc xác định chỉ số mục tiêu (hay lạm phát mục tiêu - inflation targeting) bao gồm các bước: 1. Lựa chọn loại chỉ số giá (dựa trên mức độ giá cả hoặc tỷ lệ lạm phát); 2. Hình thành mục tiêu; 3. Tính toán xu hướng lạm phát năm sau; 4. Ưu việt cơ bản nhất của lạm phát mục tiêu là nó không bị can thiệp bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như các mục tiêu trung gian truyền thống (M2, M3 hay tỷ giá). Một sự khác biệt nữa với các cơ chế điều hành khác là nó tạo cho NHTƯ sự tự do và linh hoạt trong việc điều hành CSTT. Ví dụ trong trường hợp lấy khối lượng tiền hoặc tỷ giá lạm mục tiêu trung gian, công chúng và các doanh nghiệp có thể kiểm soát dễ dàng và khi các chỉ số như lạm phát, lãi suất hay tỷ giá biến động họ sẽ có những phản ứng tiêu cực trước tình trạng điều hành CSTT của quốc gia. Chính sự khác biệt này tạo điều kiện cho NHTƯ chủ động hơn trong điều hành CSTT. Xác định lạm phát mục tiêu (một chỉ số hoặc một khoảng biên độ); 5. Thoả thuận về khả năng huỷ bỏ giá trị mục tiêu hoặc từ chối chỉ số lạm phát mục tiêu trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên để áp dụng lạm phát mục tiêu thì NHTƯ, trước hết, phải có được mức tin tưởng cao từ phía xã hội và phải hoạt động một cách minh bạch. Hơn nữa, kinh nghiệm quý báu của các nước áp dụng chỉ số lạm phát mục tiêu đã chỉ ra sự cần thiết hình thành những điều kiện tối thiểu để áp dụng lạm phát mục tiêu trong điều hành CSTT. Trên hết tất cả, lạm phát mục tiêu chỉ có thể áp dụng ở những nước mà ở đó có thể đảm bảo duy trì lạm phát ở mức thấp không chỉ trên hình thức mà trên cả thực tế. Các cơ quan quản lý tiền tệ cần hiểu rằng lạm phát không thể bù đắp tổn hại cho nền kinh tế, có nghĩa rằng với sự trợ giúp của tiền tệ, việc bành trướng ngân sách sẽ không những không thúc đẩy phát triển các khu vực kinh tế, mà tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách sẽ còn là tiền đề trực tiếp cho sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế, phá hủy tính ổn định của khu vực tài chính và làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Ngoài ra, lạm phát mục tiêu đòi hỏi phải thoả mãn hai điều kiện then chốt: 
Thứ nhất, NHTƯ cần có một mức độc lập tương đối để thực thi CSTT, mặc dù không có một NHTƯ nào có thể hoàn toàn độc lập khỏi sự ảnh hưởng của chính phủ. NHTƯ cần phải, trong giới hạn cho phép, được tự do lựa chọn các công cụ để đạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu. Để thực hiện yêu cầu này, quốc gia đó cần từ bỏ nguyên tắc ''ngân sách chi phối'', cũng như các vấn đề thuộc chính sách tài khoá không được gây bất cứ ảnh hưởng nào đến CSTT. Số thoát khỏi ngân sách chi phối ngụ ý rằng các khoản vay từ NHTƯ của chính phủ phải ở mức thấp nhất (hoặc tốt nhất bằng 0) và các thị trường tài chính trong nước có đủ độ sâu để ''nuốt chửng'' các đợt phát hành nợ của chính phủ. 
Hơn nữa, sự thoát khỏi ngân sách chi phối cũng ngụ ý rằng chính phủ phải có cơ sở nguồn thu rộng rãi và không phải đưa một cách có hệ thống vào nguồn thu từ in tiền. Nếu chi phối về mặt tài khoá tồn tại thì chính sách thuế khoá sẽ gây áp lực đến lạm phát và thổi bay hiệu quả của CSTT. Trên thực tế, điều này được thể hiện qua việc chính phủ không muốn làm mếch lòng công chúng bằng việc yêu cầu NHTƯ, ví dụ, giảm lãi suất để tăng thuế. 
Thứ hai, NHTƯ phải có khả năng thực hiện lạm phát mục tiêu cũng như không có trách nhiệm với các mục tiêu khác như: tiền lương, mức thất nghiệp hay tỷ giả. Ví dụ, nếu một quốc gia duy trì chế độ tỷ giá cố định, trong điều kiện các luồng vốn dịch chuyển mạnh như hiện nay thì không thề cùng một lúc thực hiện được lạm phát mục tiêu. Hơn nữa là khi NHTƯ duy trì cùng lúc hai hay nhiều mục tiêu thì thị trường không hiểu trong trường hợp xấu đi, mục tiêu nào sẽ được ưu tiên thực hiện. Ví dụ, khi xuất hiện mối đe doạ đến tỷ giá, NHTƯ buộc phải lựa chọn: hoặc duy trì tỷ giá cố định, từ bỏ mục tiêu lạm phát; hoặc bảo vệ chỉ tiêu lạm phát kế hoạch, hy sinh tỷ giá cố định. Tóm lại, ngồi ''trên hai ghế" không bao giờ nhận được ''vương miện'' thành công. 

Download;




EmoticonEmoticon