Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Khủng hoảng nợ công Hy Lạp

khung hoang no cong hy lap

MỤC LỤC

I/ Khái quát chung về nợ công
Khái niệm
Phân loại
II/ Thực trạng nợ công tại Hy Lạp
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công
Đến Hy Lạp
Đến Eurozone
III/ Bài học kinh nghiệm
Hy Lạp
Eurozone
Việt Nam
IV/ Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nền kinh tế chao đảo, cho đến nay chưa kịp khôi phục hoàn toàn. Năm 2010, nợ công vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, đang trở thành chủ đề nóng bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm. Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lap hiện nay được coi là tâm chấn với sức ảnh hưởng lớn và  đang có nguy cơ lan tỏa sang nhiều nền kinh tế khác. Do đó, việc đi sâu tìm hiểu về Nợ công của Hy Lạp mang tính thời sự và rất cần thiết. Thông qua bài nghiên cứu này, chúng em cũng có cái nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công, đồng thời rút ra được nhiều bài học tác động đối với Việt nam.
II/ Thực trạng nợ công tại Hi Lạp:
1)Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng:

Nguyên nhân đầu tiên và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập là tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008. Để cứu vãn nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, các chính phủ đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích nền kinh tế phát triển. Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách và nợ công một cách đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng này diễn ra tại hầu hết các nước trên thế giới, không chỉ có Hy Lạp và EU. Do vậy, bên cạnh các tác nhân bên ngoài, Hy Lạp còn có những nguy cơ tiềm ẩn - đó là các yếu tố nội sinh của khu vực đồng tiền chung.
Thứ nhất là không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liên minh tiền tệ
Thật vậy, theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung, các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định mức bội chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét trường hợp mức thâm hụt đang trong xu hướng được cải thiện hoặc mức thâm hụt lớn hơn 3% nhưng mang tính tạm thời, không đáng kể, không là mức bội chi cơ cấu; nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc bằng 60% GDP, có xem xét các trường hợp đang điều chỉnh.
Theo quy định này, Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu vào tháng 5-1998. Nhưng hai năm sau, ngày 1-1-2001, mặc dù vẫn chưa đủ tiêu chuẩn nhưng Hy Lạp vẫn được chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng.
Hy lạp luôn đứng trong top 20 nước “dẫn đầu” thế giới về tỷ lệ nợ công so với GDP.
Theo số liệu năm 2009, tỷ lệ nợ công của Hy Lạp so với GDP của nước này là 113.4% ( CIA Factbook )
Thứ hai là tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực:
Quá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng - hàng hóa, vốn và sức lao động được tự do hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, hội nhập cũng có mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức.
Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp, năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao. Hy Lạp chính là minh chứng cho điều này. Nếu chưa sẵn sàng, Hy Lạp không nên gia nhập vào liên minh EU. 
Ngoài ra, theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại được chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp không nhận được; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình. Nguồn thu ngân sách của các nước này bị suy giảm.
Bên cạnh đó, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách. Hy Lạp là nước được cho là chính phủ quá “vung tay” trong việc sử dụng ngân sách. 
Theo số liệu năm 2009 :
Thu ngân sách :     $108.9 tỷ.
Chi ngân sách :      $161.5 tỷ.
Thứ ba là mâu thuẫn giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa :
Hy lạp tham gia vào Eurozone đồng nghĩa với việc chấp nhận chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra nhằm theo đuổi mục tiêu kiềm chế lam phát. Chính sách tiền tệ do ECB đưa ra là hợp lý khi muốn ổn định đồng euro trong khu vực. Tuy nhiên lại gây khó khăn cho chính phủ các nước thành viên khi xây dựng chính sách tài khóa phù hợp với điều kiện kinh tế nước mình. Cụ thể, lãi suất trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt. Lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định. Quyết định của bộ tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng quốc gia. Đối với Hy Lạp, một số nước có năng lực cạnh tranh kém hơn, thâm hụt ngân sách lớn hơn các quốc gia khác trong khối, để bình ổn nền kinh tế, phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng. Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi trả chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ngoài ra, so với các quốc gia khác, khoản chi phúc lợi - an sinh xã hội và thu thuế của EU rất cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thật vậy, Mỹ có thu nhập bình quân đầu người là 34.320 đô la nhưng chỉ dành 19,4% GDP chi phúc lợi và an sinh xã hội. Con số tương tự ở Nhật là 25.130 đô la Mỹ/người và 18,6%. Trong khi đó, tại EU, tỷ lệ này dao động từ trên 20-38,2%. Để có tiền chi phúc lợi và an sinh xã hội, các nước buộc phải gia tăng các khoản thuế. Thực tế cho thấy, tỷ lệ thu thuế tính trên GDP của các nước trong khối EU cũng tăng vượt trội so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Tỷ lệ này biến động từ trên 30-50% GDP. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Mỹ, Nhật, Canada lần lượt là 28,2%; 27,4%; 33,4%. Để có nguồn thu lớn, EU đã xây dựng một biểu thuế suất cao hơn. Thuế giá trị gia tăng trung bình trên 20%, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ và Hàn Quốc khoảng 10%; tại Nhật và Canada là 5%. Chính điều này đã làm cho EU trở thành thiên đường của hưởng thụ hơn là nơi hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Lợi thế trong thu hút nguồn vốn nước ngoài của EU cũng bị tác động.
Là một thành viên của EU, trong các hoạt động kinh tế đối ngoại với các quốc gia ngoài EU, Hy Lạp cũng gặp những khó khăn tương tự. Không chỉ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, Hy Lạp còn bị thất thế trong các giao dịch nội khối. Là một quốc gia nhỏ, nghèo tài nguyên, năng lực cạnh tranh của Hy Lạp giảm. Mặc dù Hy Lạp thiết lập một tỷ lệ thu thuế và chi phúc lợi và an sinh xã hội ở mức trung bình của khu vực đồng tiền chung, nhưng nó cũng làm tăng mức thâm hụt ngân sách, tạo áp lực gia tăng nợ công.



Download:

http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar/VanLuong.Blogspot.Com_KhungHoangHyLap.doc



EmoticonEmoticon