Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 – 1998 và liên hệ đến Việt Nam trong quá trình hội nhập

Tags



Khủng hoảng kinh tế


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1
1.1 Khủng hoảng tài chính 1
1.2 Một số loại khủng hoảng tài chính 1
1.3 Đầu cơ 2
1.4 Bất động sản 2
1.5 Tăng trưởng nóng 2
Tóm tắt chương 1. 3
CHƯƠNG 2. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ-TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997-1998 4
2.1 Tiếp cận dưới góc nhìn cổ điển 4
2.1.1 Nguyên nhân khủng hoảng. 4
2.1.2 Diễn biến: 6
2.1.2.1 Thái Lan 6
2.1.2.2 Philippines 8
2.1.2.3 Hong kong 9
2.1.2.4 Hàn Quốc 9
2.1.2.5 Malaysia 10
2.1.2.6 Indonesia 10
2.1.2.7 Nước Mỹ và Nhật Bản 11
2.2 Cách tiếp cận theo hướng hiện đại 11
2.2.1 Mô hình “Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính” 12
2.2.2 Phát triển mô hình “các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính” ở nước Thái Lan. 13
2.3 Hậu quả của khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998 15
Tóm tắt chương 2: 17
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA VÀ TẦM NHÌN VIỆT NAM TRONG GIAI GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP 18
3.1 Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng 18
3.1.1. Đối với thế giới 18
3.1.2. Đối với Việt Nam 19
3.2 Những nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại 20
3.2.1 Nguy cơ từ bên trong 20
3.2.2 Nguy cơ từ bên ngoài: 23
Tóm tắt chương 3: 25
KẾT LUẬN 26


PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á vẫn tiếp tục phát triển sau một thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục.Nhưng nền kinh tế đột nhiên có những biến đổi nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Trước hết, đồng Baht mất giá thê thảm ở Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan tỏa sang Hàn Quốc, Indonesia, rồi tới Hồng Kông, Malaysia, Philippines. Không dừng lại, chỉ mấy tháng sau, cuộc khủng hoảng đã mang tính toàn cầu khi lôi kéo Nga, Brasil vào vòng xoáy. Rất may, cùng với Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Việt Nam nằm trong nhóm các các nước ở Châu Á ít bị ảnh hưởng nhất.
Dù đã hơn 10 năm trôi qua, đã có hàng nghìn trang sách về sự kiện này, tốn rất nhiều giấy bút của các chuyên gia. Chính vì thế với vai trò là sinh viên năm 3 của khối ngành kinh tế, chúng tôi muốn tìm hiểu một cách chi tiết hơn về nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 -1998.
“Khủng hoảng như vậy do những nguy cơ nào? Việt Nam có hay không sự tồn tại những nguy cơ ấy? Nếu có, thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng trong một tương lai gần hay chăng?”. Đó là những câu hỏi cứ xuất hiện mãi trong đầu chúng tôi. Nhằm giải quyết những câu hỏi gây tò mò này, nhóm nghiên cứu sẽ đi tìm bản chất của cuộc khủng hoảng qua nhiều khía cạnh khác nhau để liên hệ cụ thể với Việt Nam, từ khi nước ta tham gia vào quá trình hôi nhập. Đó cũng chính là những lí do đề tài mang tên: “Nhìn nhận khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 – 1998. Liên hệ Việt Nam trong quá trình hội nhập”
Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 -1998 thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong đó bao gồm: nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng.
Từ cuộc khủng hoảng này, rút ra những bài học cho nền kinh tế trên thế giới và những bài học cụ thể cho nền kinh tế Việt Nam.
Phân tích nền kinh tế Việt Nam từ sau khi hội nhập WTO, để đánh giá nước ta có tồn tại những nguy cơ gây ra khủng hoảng châu Á hay không. Nếu có sẽ dự đoán khủng hoảng xảy ra như thế nào và tìm ra hướng giải quyết.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để mục tiêu nghiên cứu được rõ ràng và cụ thể hơn. Nhóm thực hiện đề tài đặt ra những để giải quyết:
Tồn tại những nguy cơ nào để dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 1997?
Cuộc khủng hoảng diễn ra như thế nào? Và hậu quả nó để lại là những gì?
Bài học nào cho các nước trên Thế giới và Việt Nam sau cuộc khủng hoảng châu Á 1997?
Nền kinh tế Việt Nam từ khi hội nhập có tồn tại những nguy cơ gây ra khủng hoảng đó hay không? Nếu đúng là có sự tồn tại, thì dự đoán cuộc khủng hoảng tại Việt nam sẽ hình thành như thế nào?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu Á 1997 – 1998
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi lý thuyết: Đề tài tập trung vào các lý thuyết liên quan đến khủng hoảng kinh tế. Những tài liệu về liên quan đến khủng hoảng dưới nhiều góc độ khác nhau.
+ Phạm vi thời gian: Tập trung vào thời trước 1997 – 1998 đối với các nước bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng để phục vụ cho việc phân tích khủng hoảng. Đồng thời, tập trung vào thời gian sau khi Việt Nam hội nhập để phân tích nền kinh tế Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp thu thập thông tin: tìm kiếm nguồn thông tin phục vụ đề tài thông qua dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Là nguồn tài kiệu quan trọng trong việc cung cấp khá nhiều thông tin về cuộc khủng hoảng châu Á 1997 – 1998 dưới nhiều cách nhìn nhận khác nhau.
Cung cấp các bài học cho nền kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới theo quan điểm của tác giả.
Dựa trên phân tích kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và so sánh đối chiếu với những nguy cơ của khủng hoảng châu Á 1997, giúp có cái nhìn rõ hơn về nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là góp phần nào để Việt Nam tránh được khủng hoảng trong tương lai.
Tổng quan đề tài:
Về khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997 – 1998, đây không là vấn đề khá xa lạ nựa nên đã có rất nhiều tài liệu nói đến vấn đề này dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Do đó, đề tài này cũng tham khảo nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Chằng hạn như có khía cạnh của GS.Nguyễn Thiện Nhân khi nói về khủng hoảng 1997.
Tuy nhiên, ngoài mục đích là tìm hiểu cuộc khủng hoảng cuộc khủng hoảng dưới nhiều cách nhìn khác nhau, mà còn là liên hệ với Việt Nam từ khi tham gia quá trình hội nhập. Để dự đoán trong tương lai dựa trên cơ sở khoa học và quan điểm của tác giả nên đây vẫn là một vấn đề khá mới và mang tính thực tiễn hiện nay.
Để giải quyết tất cả những vấn đề nêu ra,đề tài gồm 3 chương:
+ Chương 1: Nêu ra một số cơ sở lí thuyết liên quan đến khủng hoảng châu Á 1997-1998.
+ Chương 2: Tìm hiểu rõ nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng dưới góc nhìn cổ điển và hiện đại.
+ Chương 3: Những bài học rút ra được sau cuộc khủng hoảng cho các nước trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, phân tích kinh tế Việt Nam sau khi hội nhập để so sánh với những nguy cơ gây ra khủng hoảng và xem xét nền kinh tế Việt Nam có thể bị lâm vào khủng hoảng như vậy hay không.

Download:

http://www.facebook.com/download/196143217254202/VanLuong.Blogspot.Com_KHTC97.docx

1 bình luận so far

Dạ phải anh là sinh viên trường kinh tế luật ?


EmoticonEmoticon