GIỚI THIỆU: NHỮNG RỦI RO MÀ DOANH NGHIỆP PHẢI ĐỐI MẶT
Chúng ta biết rằng luôn luôn có khoảng cách giữa lý luận về quản trị rủi ro so với thực tế thực hiện trong các công ty đại chúng hiện nay. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ được quản lý (hoặc giám sát) bởi ban giám đốc. Người quản trị không phải là một thiên tài mà cũng chỉ là một con người bình thường. Chưa có công ty đại chúng có thể đối mặt tốt với vô số rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: từ những rủi ro tài chính phức tạp đến kiểm soát chất lượng của các nguyên liệu được sản xuất tại Trung Quốc. Nếu ban điều hành không thể hiểu và kiểm soát tốt các rủi ro mà công ty đại chúng phải đối mặt, thì các rủi ro này có thể không được công bố đến các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến việc phân bổ vốn đầu tư.
Gần đây, luật liên bang đã yêu cầu các công ty đại chúng phải được quản lý bởi bộ phận kiểm toán. Theo Đạo luật Sarbanes-Oxley của 2002 (SOX), kiểm toán độc lập phải gửi báo cáo đã được kiểm toán tới ban kiểm soát – bao gồm những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Những yêu cầu này đòi hỏi phải giới hạn kiểm soát của các CEO đối với bộ phận kiểm toán và đảm bảo ban kiểm soát bao gồm những thành viên có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, chỉ một bộ phận kiểm toán thì không nhận định hết tất cả các rủi ro mà công ty đại chúng đang đối mặt.
Trong bài này sẽ xem xét quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp và điều hành doanh nghiệp. Bài này đưa ra kết luận rằng quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của công ty cũng như khả năng trên thị trường vốn để ứng phó với các rủi ro nhưng khung pháp lý hiện tại không tạo điều kiện cho quá trình này. Bài viết này đề xuất nên công bố những thông tin liên quan đến quản lý rủi ro vì nó khuyến khích sự minh bạch trong quản lý ở các công ty đại chúng.
Ngày nay, các công ty đại chúng thường thất bại trong xác định và quản lý các rủi ro. Ví dụ, cuối năm 2007, một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực thế chấp dưới chuẩn phát sinh từ một trong những "tính toán sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử của quản lý rủi ro". Trong thực tế, hệ thống quản lý rủi ro yếu kém có nguy cơ đe dọa kinh tế vĩ mô và dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính. Trong lịch sử, quản trị rủi ro trong các công ty đại chúng ở Mỹ không phải lúc nào cũng hoạt động tốt. Có thể minh chứng ở trường hợp đưới đây.
Download:
https://www.sugarsync.com/pf/D6086693_699_849718594
EmoticonEmoticon