Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Hàng may mặc Việt Tiến thâm nhập thị trường Đức

Việt Tiến
Việt Tiến



+ Đức là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam nói riêng và các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển khác nói chung do dân số Đức đông và thu nhập đầu người rất cao. + Đức là mảnh đất tiềm năng nhất trong Liên minh Châu Âu (EU) vì nó có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất khu vực. Đặc biệt, người dân Đức chỉ chú trọng đến chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ. Còn kiểu cách, mẫu mã đối với họ không quá khắt khe. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều lợi thế về điều này nên chắc khi xuất khẩu hàng dệt may vào Đức sẽ hút khách.+ Mặc dù hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Đức tuy có mẫu mã đa dạng nhưng chất lượng thành phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng nơi đây. Mặt khác, người Đức không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào hàng của Trung Quốc, do đó đã chuyển xu hướng thích sử dụng hàng hóa của các quốc gia khác. Vì thế, đây sẽ là cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để thâm nhập sâu hơn.+ Một thuận lợi khác là mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn. Trung bình mỗi tháng một gia đình tiêu hết 23 Euro cho quần áo nam, 44 Euro cho quần áo nữ, 8 Euro dành để mua quần áo trẻ em và khoảng 12 Euro sử dụng cho các mặt hàng dệt may khác. - Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, trong khi Trung Quốc chỉ bằng một nửa. Trong hệ thống siêu thị Metro tại Đức, hàng dệt may của Việt Nam cũng chiếm thị phần rất lớn. Doanh số bán cũng luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng kể từ ngày 1/1 năm nay khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn do giá thành sản phẩm của Trung Quốc rất cạnh tranh và người Đức rất quan tâm đến vấn đề giá.

Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý( nay là Bộ Công Nghiệp).
Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp  công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.
Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng  hăng say gắn bó với xí nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991)
Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ.
Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời.
Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến;
Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION;
Tên viết tắt : VTEC .

Download:

http://www.facebook.com/download/241112849403471/VanLuong.Blogspot.Com_DucVT.doc


EmoticonEmoticon