Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

MÁY NÉN KHÍ BIẾN TẦN

Thực trạng:
Máy nén khí hiện nay có hai loại máy nén khí trục vít-và máy nén khí piston hầu hết đều theo công nghệ cũ thường được khởi động bằng hệ thống Sao-Tam giác, cách khởi động như trên dòng khởi động vô cùng lớn 3-4 lần dòng định mức thường gây ra tình trạng sụt áp trên lưới điện gây tổn thất điện năng và hao mòn cơ khí của máy nén khí. Giãi pháp mới đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay đó là gắn thêm Biến tần cho máy nén khí để tiết kiệm điện
Nguyên tắc hoạt động của biến tần:
-  Biến tần có chức năng thay đổi tần số để thay đổi tốc độ của động cơ không đồng bộ và động cơ đồng bộ .
- Tính năng điều chỉnh dòng khởi động từ 0 tới dòng hoạt động ổn định của động cơ do vậy giảm sụt áp. 
Lợi ích khí gắn biến tần cho máy nén khí
Máy nén khí ở Việt Nam thông thường được thiết kế dư tải so với công suất sử dụng thực của nhà máy do vậy khi đủ áp trong bình khí thì hơi được xả ra bên ngoài, trong khi động cơ vẫn chạy 100% tải dẫn tới  hao phí điện năng.
Nếu ta gắn thêm biến tần thì biến tần điều chỉnh giảm tốc độ quay của động cơ theo áp suất khí cài đặt để tiết kiệm điện cho máy nén khí.
- Dòng khởi động nhỏ không gây sụt áp trên lưới điện và giảm hao mòn cơ khí của máy nén.
Gắn biến tần cho máy nén khí như thế nào?
>>>Việc lắp đặt vô cùng đơn giản và không làm thay đổi tủ cũ, hệ thống cần có mạch bypass chuyển mạch từ biến tần
sang điện lưới khi biến tần gặp sự cố. Chỉ cần gặt công tắc chuyển mạch sang chế độ khởi động sao-tam giác như ban
đầu tránh tình trạng gián đoạn sản xuất.
1. Cách 1: Phương pháp điều khiển PID
Với phương pháp này sẽ có 1 cảm biến áp suất đăt tại bình chứa, khi áp suất trong bình giảm thì biến tần tự động
tăng tốc độ để đủ áp suất cài đặt, khi áp suất đủ thì biến tần tự động điều chỉnh giảm tốc độ của động cơ để tiết kiệm 
điện.



2. Cách 2: Phương pháp chạy đa cấp tốc độ dựa theo tín hiệu Load/Unload từ Relay áp suất có sẵn trong hệ
thống
Cách này thì biến tần theo 2 cấp tốc độ, chạy theo tín hiệu Load(có tải) với tần số lớn nhất cài đặt trên biến tần (50, Và 
Unload (Không tải) chạy tần số nhỏ nhất cài đặt trên biến tần hay gọi là tần số ngủ.
Lưu ý:  Có thể lắp biến tần cho loại máy nén khí nào?
Có hai loại máy nén khí phổ biến hiện nay
1. Máy nén khí trục vít: chỉ cần lắp biến tần bằng công suất của động cơ
Lý do:  máy nén khí trục vít có mô men khởi động lớn, hoạt động êm, nhẹ tải
          

2.Máy nén khí Pistong: Cần mô men khởi động lớn, dòng điện tăng cao nhất là khi khởi động và đủ áp
do vậy cần lấy biến tần trên cấp với động cơ mới có thể đáp ứng được tải.
             

Làm sao biết hệ thống của bạn nên lắp biến tần cho máy nén khí?
1. Đo đạc: 
Cần khảo sát kỹ trong một chu kỳ hoạt động của máy nén khí làm việc luôn có thời gian Load (có tải) và thời gian  
Unload (không tải) nếu máy nén khí có thời gian Unload(không tải) > Load(có tải) càng nhiều thì máy nén khí mới có 
khả năng tiết kiệm điện cao, và mức độ tiết thiết kiệm bao nhiêu, và khả năng hoàn vốn thì thì phụ thuộc vào từng loại máy.
Thao tác: Chuẩn bị Ampe kẹp dòng mô tơ, đồng hồ đếm thời gian
Kẹp đồng hồ vào 1 pha động cơ đo thời gian có tải T Load, dòng điện I (Load) và Thời gian không tải T Unload, Dòng 
điện I Unload (Thấy dòng điện tăng cao đó chính là thời gian Load, dòng giảm xuống là thời gian Unload)
sau đó tính trung bình 10 chu kỳ được thời gian :T Unload(Không tải) và T Load(có tải).
- Kiểm tra công suất của động cơ


Trường hợp điển hình: Tối ưu  hóa hệ thống khí nén nhằm giảm tiêu hao điện năng tại Công ty TNHH Dệt và Nhuộm Hưng Yên.

Công ty TNHH Dệt & Nhuộm Hưng Yên được thành lập năm 2009 với 100% vốn của Italy. Công ty có nhà máy tại KCN Dệt May Phố Nối, Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên. Đây là một trong các công ty hàng đầu trong lĩnh vực dệt nhuộm theo công nghệ Italy.
Sản phẩm của Công ty là các loại vải dệt kim độc đáo chất lượng cao, cung cấp cho thị trường khu vực Châu Á. Hàng năm, Công ty sản xuất hơn 20 triệu mét vải các loại.

Hình ảnh sản phẩm

Công ty rất quan tâm đến các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là  các giải pháp tiết kiệm năng lượng, bảo  vệ môi trường. Trong thời gian vừa qua, Công ty   đã nhận được vấn của các chuyên gia Dự án Tiết kiệm Năng lượng trong Công nghiệp của Bộ Công Thương và UNIDO để thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, trong đó có giải pháp về tối ưu hóa hệ thống khí nén.

Hthng khí nén

Tiêu thụ điện của hệ thống khí nén chiếm khoảng 4% tiêu thụ điện năng của  toàn Công ty. Hệ thống khí nén của Công ty gồm 2 máy nén khí Atlas Copco, cùng công suất 45 kW. Các máy đều được trang bị thiết bị biến tần Siemens. Trạm khí nén hoạt động 24 giờ mỗi ngày.

Khí nén cung cấp cho dây chuyền  sản xuất với áp suất yêu cầu tối đa là 5 ÷ 6 bar. Áp suất cài đặt tại các máy nén khí là 7,5 bar.
Trạm khí nén không có bộ điều khiển chung. Năng suất của các máy nén khí được điều khiển bằng biến tần, vận hành tự động theo tín hiệu áp suất. Khi áp suất bình tích tăng lên thì máy nén khí tự động giảm năng suất và ngược lại. Một máy nén khí được cài đặt chạy áp suất đỉnh, máy còn lại nhiệm vụ chạy nền. Các máy nén khí chạy khoảng 50 ÷ 60% tải định mức.
Công ty sử dụng khí nén đ cung cp cho công đon duỗi mép vi, điều khin các van, đóng mcác cơ cu xi lanh pittong.
Trang bị máy nén khí tích hợp biến tn

Ngay t khi xây dng, Công ty đã tính đến 2 phương án đu máy nén khí: có biến tn và không có biến tn. Kết quả tính toán cho thy máy nén khí chy theo biến tn so với máy nén khí chạy theo chế độ có ti/không ti (không có biến tn) có thể tiết kim 20 ÷ 30% đin năng.


Công ty đã quyết định đu cả 2 máy nén khí đu trang b sn biến tn. Qua thực tế vn hành, sau 1 năm, t l đin năng tiết kim là 22%. Nếu máy chy theo chế độ có ti/không ti, đin năng tiêu th khong 338.000 kWh/năm. Trong khi trang b biến tn, đin năng tiêu th của máy nén khí chỉ 263.000 kWh/năm. Như vy, vic trang b máy nén khí có tích hợp biến tn giúp Công ty tiết kim được 75.000 kWh/năm. Để đu thêm 2 biến tn Siemens, Công ty cần đu 178 triu. Thời gian hoàn vốn của gii pháp là 21,3tháng.

Gim rỉ khí nén trên h thng
rỉ khí nén một trong các nguyên nhân chính làm tăng tiêu hao điện năng ca máy nén khí. Nhn thức được điu này, từ năm
2014, Công ty đã thiết lp qui trình kim tra và khc phc rỉ khí nén. Định k mỗi tháng
1 ln, Công ty t chức xác định t lệ rỉ khí nén, xác định c v trí rỉ khí nén đ loi bỏ. Nhờ kim soát tốt, t lệ rỉ khí nén của hệ thống khí nén hin ti dao động trong khong 9 ÷ 12%. Từ năm 2013 tr về trưc, t lệ rỉ khí nén trong h thống vào khong 15 ÷ 20%. Lượng rò rỉ k nén gim được khi thực hin gii pháp là 7%.
Tính trung bình, nh kim soát tốt lượng khí nén rỉ, mỗi năm Công ty đã tiết kim được 18.400 kWh đin, tương ng 25 triu đồng.
Gii pháp này gn như không mt chi phí đu tư và đem li hiu quả rt ln.


Gim áp suất k nén cho p hợp với nhu cầu

Trước đây, c máy nén khí vn hành với áp sut i đt ti trm máy nén khí 7,9 bar trong khi  áp sut yêu cu ti nơi sử dụng là từ
5 ÷ 6 bar. Nhn thy áp sut đt ti trm khá cao, thừa nhiu so với nhu cu sử dụng, n b k thut của Công ty đã nghiên cứu điu chỉnh gim áp sut i đt đi một mức
0,4 bar. Gii pháp này đã giúp Công ty gim tiêu th đin năng cho h thống máy nén khí là 2,9%. Tính ra, tiêu th điện năng ca trạm khí  nén  gim  đi  mỗi  năm  là  7.600  kWh. Tương ng chi phí tiết kim được là 10 triu đồng/năm mà không cn vốn đu tư.

Lắp đt ống dẫn gió nóng ra ngoài trm khí nén














Ngay t khi thiết kế, lp đt trm khí nén Công ty đã c gng tìm kiếm c gii pháp thiết kế tốt, tiết kim năng lưng. Gió ng thi ra t máy nén khí được tp trung dn ra ngoài trm khí nén thông qua một kênh dẫn.  Nhờ  vy nhit  độ  trong  trm  khí  nén chênh lệch rt nhỏ so với nhit độ bên ngoài môi trường. Điu này giúp tăng hiu sut máy nén khí lên khong 1% so với trường hợp xả trực tiếp gió nóng trong trm khí nén.

Tăng  cường  qun  lý  nội  vi  và  bảodưỡng thiết bị khí nén
Ngoài ra, ng ty còn t chức thực hin trit để vic kim soát quá trình vận hành máy nén khí, kim soát việc sử dụng khí nén một cách tối ưu. Một số bin pháp đin hình:
-     Nghiêm cấm các hành vi sử dụng khí nén lãng phí: sử dụng khí nén đvệ sinh qun áo, vệ sinh nhà xưởng ...
-     Lp đt công riêng theo dõi tiêu thụ đin năng ti trm máy nén khí. Nh vy Công ty có th đánh giá khá chính xác hiu quả vn hành máy nén khí.
-     Xác  định  các  thông  s vn  hành  nh hưởng chính đến tiêu hao năng lưng để theo dõi thường xuyên. Các thông s được theo dõi như: áp sut đầu đy máy nén khí, độ chênh áp sut qua bộ lọc du, nhit độ trạm khí nén ...




Biến Tần Cho Máy Nén Khí 

Phần một :  Giới thiệu máy nén khí và chế độ hoạt động khi sử dụng biến tần.
Cấu tạo máy nén khí:
Khí nén được tạo ra từ máy nén khí, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng. Máy nén khí được hoạt động theo hai nguyên lý sao:
- Nguyên lý thay đổi thể tích : Không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ lại. Như vậy theo định luật Boyle-Matiotte Áp suất trong buồng chứa sẽ tăng lên. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như kiểu máy nén khí piston, bánh răng, cánh gạt
- Nguyên lý động năng : không khí được dẫn trong buồng chứa và được gia tốc bởi một bộ phận quay với tốc độ cao, ở đó Áp suất khí nén được tạo ra nhờ sự chênh lệch vận tốc, nguyên tắc này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như máy nén khí ly tâm.
PHÂN LOẠI: 
Máy nén khí kiểu piston:
Máy nén khí piston một cấp Ở kì nạp, chân không được tạo lập phía trên piston, do đó không khí được đẩy vào buồng nén không qua van nạp. Van này mở tự động do sự chênh lệch áp suất gây ra bởi chân không ở trên bề mặt piston. Khi piston đi xuống tới “ điểm chếch dưới” và bắc đầu đi lên., không khí đi vào buồng nén do sự mất cân bằng áp suất phía trên và dưới nên van nạp đóng lại và quá trình nén khí bắt đầu xảy ra. Khi áp suất trong buồng nén tăng tới một mức nào đó sẽ làm cho van thoát mở ra, khí nén sẽ thoát qua van thoát để đi vào hệ thống khí nén.

* Cả hai van nạp và thoát thường có lò xo và các van đóng mở tự động do sự thong khí sự chênh lệch áp suất ở phía của mỗi van.
* Sao khi piston lên đến “điểm chết trên” và bắt đầu đi xuống trở lại, van thoát đóng và một chu trình nén khí mơi bắt đầu.
Máy nén khí kiểu trục vít:
* Máy nén khi trục vít hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Máy nén khí trục vít gồm có hai trục. Trục chính và trục phụ.
* Máy nén khí trục vít có khoảng năm 1950 và đã chiếm lĩnh một thị trường lớn trong lãnh vựt khí nén, Loại máy nén khí này có một vỏ đặt biệt bao boc quanh hai trục vít quay, 1 lồi một lõm. Các răng của hai trục vít ăn khớp với nhau và số răng trục vít lồi ít hơn trục vít lõm 1 đến 2 răng. Hai trục vít phải quay đồng bộ với nhau, giữa các trục vít và vỏ bọc có khe hở rất nhỏ.

* Khi các trục vít quay nhanh, không khí được hút vào bên trong vỏ thông qua cửa nạp và đi vào buồng khí ở giữa các trục vít và ở đó không khí được nén giữa các răng khi buồn khí nhỏ lại, sao đó khí nén đi tới cửa thoát. Cả cửa nạp và cửa thoát sẽ được đống hoặt được mở tự động khi các trục vít quay hoặc không che các cửa, Ở cửa thoát của máy nen khí có lắp một van một chiều để ngăn các trục vít tự quay khi quá trình nén dã ngừng.
GIẢI PHÁP:
Hiện nay ở nước ta đang có rất nhiều nhà máy sử dụng khí nén phục vụ cho sản xuất. Trước đây tôi cũng làm cho một Nhà máy sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, hầu hết đều được sử dụng theo phương pháp:
+ Có sự suy giảm Áp suất khí ( trường hợp này gọi là Load)–> Áp suất trên đường ống giảm–>Bình khí nạp làm tăng áp, Động cơ hoạt động đầy tải–> Đủ áp, ngắt hệ thống nạp. Động cơ vẫn chạy đầy tải. Áp không tăng nữa.
+ Khi Áp suất đã đủ duy trì và không thay đổi nữa ( Unload ),Động cơ vẫn chạy đầy tải nhưng không nạp khí để tăng áp nữa và trong một khoảng thời gian không sử dụng tùy vào người SD cài đặt, sẽ cho Động cơ OFF . Áp giảm tới Pgh min sẽ cho ON trở lại.
Trong cả hai Trường hợp kể trên, động cơ thường được sd bộ Khởi động SAO – TAM GIÁC. Tuy có thể giảm được dòng Khởi động nhưng đối với một số Nhà máy có lưu lượng khí sử dụng thay đổi liên tục thì điều này cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến mạch khởi động, Động cơ và cả Lưới điện.
Vậy nếu bài toán tiết kiệm được đặt ra thì ta sẽ dùng thiết bị nào để vừa khắc phục được các nhược điểm trên mà còn có khả năng tiết kiệm chi phí điện năng ( Chiếm 70% chi phí sản xuất ) cho Doanh nghiệp???
Hiện tại, tôi thấy có rất nhiều dòng Biến tần có ƯD rất nhiều PP điều khiển tối ưu. Mang lại hiệu quả kinh tế cao do khả năng tiết kiệm Điện năng khi vận hành (khoảng 20-45%).
Sẽ có hai Phương pháp được sử dụng :
+ SD Bộ điều khiển có hồi tiếp PID, tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến Áp suất đưa về.
+ SD Tín hiệu Load/ Unload hoặc từ Relay Áp suất để điều khiển Biến tần chạy đa cấp tốc độ.
1. Phương pháp PID
Phương pháp này ta sẽ sử dụng một cảm biến áp suất đưa về làm tín hiệu phản hồi cho Bộ điều khiển PID và do đặc tuyến làm mát mà ta bắt buộc phải cài đặt tần số giới hạn dưới Fmin để tốc độ Động cơ không về Zero ( Nếu tốc độ động cơ xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng đến bộ phận giải nhiệt). PP này được cho là khá hiệu quả trong rất nhiều trường hợp. NHưng đôi khi nó lại mang theo những tiềm tàng mà ta cần phải lưu tâm. Trong rất nhiều các máy nén khí, khi tôi sd pp này động cơ và biến tần thường bị nóng, bộ phận làm mát không đủ khả năng giải nhiệt khiến Sensor nhiệt báo Over Heat liên tục.
Kiểm tra lại thì thấy Tải thay đổi thường xuyên, chu kỳ Load/ Unload quá nhỏ khiến Biến tần
 và động cơ luôn hoạt động trong tình trạng Nhấp/ Nhả. Dùng máy đo tần số thì thấy xuất hiện rất nhiều răng cưa và gần như Tần số hoạt động không ổn định tại một điểm mà dao động liên tục xung quanh ngưỡng đó.

–> Chọn Biến tần có công suất cao hơn công suất động cơ 1 cấp.
2. Phương pháp chạy đa cấp tốc độ
Như các anh chị thấy, trên hình ta chỉ cần để Biến tần
 chạy ở hai cấp tốc độ là đã giảm được tố đa tần số răng cưa, hơn nữa nhờ vào khả năng tăng/giảm tốc vượt trội của Biến tần thì khả năng đáp ứng cho hệ thống là rất nhanh.

Trong PP này, Phần trăm tiết kiệm điện năng cũng rất đáng kể. Bình thường nếu ta chưa gắn Biến tần , Động cơ luôn chạy Đầy tải. Khi sd ta có thể cho lúc Unload 1 tần số bằng 1/2 lúc đầy tải.


ỨNG DỤNG BIẾN TẦN TRONG MÁY NÉN KHÍ


Biến tần sử dụng chính cho các ứng dụng bơm và quạt. Nhưng công nghệ biến tần cũng sử dụng cho các ứng dụng khác như máy nén khí và nó đang gặt hái được những lợi ích to lớn.

Biến tần điều khiển và kiểm soát tốc độ động cơ trong máy nén khí do đó sẽ tiết kiệm năng lượng hơn so với phương pháp điều khiển khác mà tốc độ động cơ luôn cố định.

Biến tần làm giảm năng lượng đầu ra của máy nén khí, bằng cách điều khiển tốc độ của động cơ, để đảm bảo rằng nó không chạy nhanh hơn cần thiết. Cách điều khiển truyền thống của máy nén khí là chạy động cơ ở tốc độ tối đa và ngừng nó khi không khí đã được nén đến áp suất chính xác. Sau đó nó được trữ trong bình chứa với áp suất cao hơn cần thiết, để cho phép một khoản trễ trong áp suất. Phương pháp điều khiển on-off này là lãng phí, bởi vì động cơ luôn duy trì ở tốc độ cao mà không phụ thuộc vào nhu cầu. Một số máy nén khí được thiết kế với hệ thống bypass, nó trả khí đã nén ở đầu ra quay lại đầu vào, một lần nữa lại lãng phí.

Vấn đề lãng phí năng lượng có thể tệ hơn bởi thực tế nhiều động cơ chạy non tải. Điều này bởi vì chúng chỉ kéo dòng lên cao trong thời gian ngắn khi có tải. Ví dụ, thực tế một động cơ 75 kW trong máy nén khí được giám sát và phát hiện có công suất hấp thụ 83 kW trên tải. Điều này rất thường gặp trong máy nén khí trục vít.

Việc 'oversizing' của máy nén thường liên quan đến tải thực tế đầu ra của máy nén khí chứ không phải động cơ. Các nhà cung cấp máy nén khí thường bán máy dự phòng cho trường hợp thiếu công suất, do vậy thường các máy này công suất lớn hơn so với nhu cầu sử dụng thực tế.

Biến tần làm việc bằng cách điều khiển dòng điện và điện áp cấp vào động cơ. Biến tần chuyển đổi điện áp AC thành DC và chuyển ngược lại sang điện áp AC bằng chuyển mạch. Chuyển động của trục động cơ có thể được điều chỉnh với độ chính xác cao, đảm bảo ứng dụng cho hiệu suất cần thiết. Lợi ích của công nghệ này bao gồm giảm chi phí năng lượng, giảm dòng khởi động của động cơ, cung cấp áp suất ổn định.

Thông thường, 1/5 hóa đơn tiền điện của nhà máy là của các máy nén khí. Phần lớn các nhà máy hiện đại có quá nhiều liên quan đến cắt giảm chi phí, nâng cao nhận thức và năng lượng là một mối quan tâm chính.

Tiết kiệm chi phí điện năng lớn có thể đạt được bằng cách lắp đặt biến tần cho máy nén khí trục vít hoặc pittong hiện hữu. Bởi vì điều này, nhiều chính phủ đang đẩy mạnh các ngành công nghiệp để di chuyển theo hướng công nghệ này với hy vọng làm giảm năng lượng lãng phí.





Những hỏng hóc thường gặp ở máy biến tần - Máy nén khí có sử dụng Biến tần.
Hiện nay, Trong các dòng máy nén khí sử dụng biến tần nói riêng và các hệ thống dùng máy biến tần nói chung, có rất nhiều loại biến tần khác nhau của nhiều hãng, mỗi hãng lại có nhiều chủng loại tùy yêu cầu sử dụng từ đơn giản đến phức tạp, ngày càng hoàn thiện, cải tiến. những biến tần này có thể khác nhau về kết cấu và chi tiết linh kiện nhưng nguyên lí chung thì gần như giống nhau .
Dù là biến tần nào thì mạch điều khiển cũng sử dụng hầu hết là các IC kết hợp với tranzito, điốt ổn áp, tụ điện các loại và những linh kiện khác nhau như điện trở, biến áp xung…
Mạch động lực phải có thyristo, tranzito và điốt công suất… để tạo nên loại biến tần trực tiếp hoặc biến tần gián tiếp.
Sau đây là một số hỏng hóc thường gặp ở một loại biến tần cụ thể (Nhật sản suất) dùng điện 3 pha 3*220V, 3A. Kí hiệu VM1- 04-2 của hãng MIKI PULLEY, từ đây có thể suy ra sự cố ở biến tần khác.
a. Sự cố ở mạch điều khiển
-Khối nguồn là nơi hay bị hư hỏng nhất vì phần lớn là các IC cũng như các linh kiện tích cực khác rất nhạy cảm với các biến động của điện lưới, của môi trường bụi ẩm; sự tăng giảm bất thường của lưới điện, nhiệt độ tăng cao, không khí có hơi hóa chất hoặc ở vùng gần biển dễ gây hư hỏng các linh kiện bên trong
Cắm điện, bật công tắc cho biến tần làm việc nhưng động cơ lấy điện từ biến tần không chạy. Không thấy có động tĩnh gì, đèn chỉ thị nguồn cũng không sáng. Đo điện áp ra ở 3 pha U,V W bằng 0 mà điện 3 pha vào R,S,T vẫn đủ thì chác chắn có sự cố ở khối nguồn. Kiểm tra tiếp, cầu chì không đứt, điện áp sau biến áp vẫn còn chứng tỏ cầu chỉnh lưu hỏng; điốt hỏng hoặc điện trở lọc bị đứt. nếu bật công tắc nguồn mà cầu chì bị đứt ngay thì nguyên nhân sự cố có thể là: biiens áp AC bị hỏng; đường dây chạm mát; tụ lọc bị chập; điốt chỉnh lưu ngắn mạch..
Các hư hỏng được sắp xếp theo thứ tự:
+ Cuộn dây sơ cấp hoặc thứ cấp bị chập mạch.
+ Các tụ lọc nhiễu,tụ lọc nguồn một chiều bị rò, chập.
+ Các điốt ổn áp bị nổ.
+ Các điốt chỉnh lưu bị hỏng.
Cuối cùng mới kiểm tra được các điện trở, các tụ giấy, tụ gốm. riêng tranzito và nhất là IC thấy rất ít hỏng và nếu bị hỏng thường khó phát hiện và phải có kinh nghiệm mới tìm ra được.
-Nếu khối nguồn còn tốt, đèn tín hiệu vẫn sáng nhưng máy không chạy được hoặc làm việc không chuẩn thì hư hỏng thường xảy ra ở khối nghịch lưu. Đo điện áp một chiều phải tốt; kiểm tra chiết áp VR ( để điều chỉnh U một chiều vào mạch) có bị hỏng hoặc bị mòn không?
Hệ thống điều khiển gồm các biến áp đồng pha, mạch ổn áp xoay chiều và các mạch lọc; các linh kiện tích cực như IC thuật toán dùng cho khâu so sánh: Các IC số dùng cho mạch điều khiển số; mạch điều khiển không đông bộ đòi hỏi những kĩ thuật khá phức tạp; có nhiều lõi điều chỉnh đặc biệt đã được các chuyên gia của nhà sản xuất với những thiết bị đo lường chuyên dùng, có độ chính xác cao điều chỉnh để đảm bảo tính đối xứng của góc điều khiển a cho tất cả các kênh. Bởi vậy khi sửa chữa không được quay, vặn điều chỉnh mò vào những linh kiện này. Cách tốt nhất là lau chùi sạch sẽ, dùng khí nén để thổi hết bụi bẩn ra khỏi mạch in, linh kiện. Lấy máy sấy tóc thổi khí nóng vào những chỗ nghi là nhiễm ẩm. Xiết chặt các ốc vít ở chỗ nối dây, ấn mạnh chặt chẽ các giắc cắm, nếu cần thì hàn lại chân các linh kiện bị bong, bị nứt. Nhiều trường hợp chỉ sửa đơn giản như trên là máy lại vận hành tốt. Theo kinh nghiệm thì các linh kiện ở mạch điều khiển ít hỏng như ở các mạch động lực.
b. Hư hỏng ở mạch động lực
Mạch điều khiển vẫn tốt; bật công tắc: đèn tín hiệu Power-RUN vẫn sáng bình thường, nhưng sau vài giây thì biến tần nóng dần, rồi rất nongsn mạch bảo vệ tự động cắt điện, đèn tín hiệu cũng tắt.
Nguyên nhân chủ yếu do mạch lực có lỗi bị chập. Lần theo mạch in từ nguồn 3 pha R, S , T đến các cực A-K của thyristo, điốt công suất xem có chỗ nào bị chạm nhau, chạm mát không? Quan sate xem có đường nào trên mạch in bị bong lên, sùi ra hoặc có vệt cháy xem không?
Cắt điện, sờ vào từng thyristo, từng điốt, nếu gặp bóng nào đó nóng hơn tất cả những cái kia, thì đấy chính là nơi xảy ra sự cố. Dùng mỏ hàn tháo linh kiện nghi hỏng ra khỏi mạch in để kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng, nếu hỏng thì thay linh kiện mới cũng mã.kí hiệu
Kiểm tra các đường dẫn từ cực K ra ngoài bảng nối dây, trên mạch in dẫn ra U, V, W, phải kiểm tra tất cả các linh kiện trên mạch liên hệ với cực K co thyristo bị hỏng này, nếu tất cả đều tốt thì cắm điệ thử biến tần cho làm việc trở lại. Đo các trị số điện áp ở những điểm chuẩn rồi so sánh với biến tần cùng loại.



EmoticonEmoticon