Lời mở đầu
Chương 1 :
Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.4.Ưu & nhược điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2 :
Tổng Quan Về Tập Đoàn Intel
2.1.Tập đoàn Intel
2.2.Intel Việt Nam
2.3.Ngành nghề kinh doanh
2.4.Quá trình phát triển
2.5.Vị thế của tập đoàn Intel trên thế giới
Chương 3:
Thực trạng đầu tư của Intel tại Việt Nam
3.1.Khái quát về môi trường đầu tư Việt Nam
3.1.1.Vị trí địa lý
3.1.2.Hệ thống chính trị
3.1.3.Tổng quan thị trường Việt Nam
3.2.Tình hình đầu tư của tập đoàn Intel vào Việt Nam
3.2.1.Tình hình đầu tư
3.2.2.Những chính sách kinh doanh tại Việt Nam
3.2.3.Thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam
3.2.3.1.Thuận lợi
3.2.3.2.Khó khăn
3.3.Đánh giá hoạt động đầu tư của Intel vào Việt Nam
3.3.1.Ưu điểm
3.3.2.Nhược điểm
Kết luận
Trích dẫn
Lời Mở Đầu :
Hiện nay,thế giới đang bước sang giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ, hội nhập sâu và rộng. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các Công ty đa quốc gia cùng với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đàu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Xét về tiêu chí phát triển năng động, Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới. Vài năm trước, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Việt Nam là 8% (hiện là 6,8%). Tốc độ tăng trưởng cao là nhờ tiến trình công nghiệp hóa của đất nước với điểm nhấn là các ngành sản xuất tiên tiến như điện tử, công nghệ sinh học…Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng để các nhà đầu tư chọn Việt Nam là sự ổn định về chính trị và xã hội. Nếu thời kỳ đầu những năm 1990, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam chiếm 58% dân số, thì đến năm 2010, con số này chỉ còn 9,5%. Trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Viện Nghiên cứu độc lập Legatum có trụ sở ở Dubai, về mức sống, năm 2011 Việt Nam xếp thứ 61 (tăng 16 bậc so với năm 2010).Việt Nam còn hấp dẫn giới đầu tư bởi chính sách thuế ưu đãi và thị trường lao động dồi dào. Chuyên viên Vladislav Belov thuộc Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cho rằng Việt Nam không chỉ có lợi thế giá nhân công thấp mà còn có lao động chất lượng cao.“Các nhà đầu tư châu Âu đều cho rằng Việt Nam có lực lượng lao động mang tính sáng tạo cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Theo nhiều chuyên viên Đức, khi cộng tác với người Việt Nam, họ thường nảy sinh nhiều ý tưởng kinh doanh mới mẻ. Trong khi đó, các cấp quản lý tại Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều cơ hội, không chỉ với những cơ sở 100% vốn nước ngoài, mà cả với những đơn vị liên doanh khác”, ông Belov nói.
Chính vì lý do trên,Tập đoàn Intel,một tập đoàn sản xuất chip hàng đầu của thế giới,đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD.Đây là tập đoàn đầu tư với số vốn lớn nhất trong các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam từ trước đến nay.
Cũng vì những lý do trên,tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng đầu tư của Tập đoàn Intel vào Việt Nam” để tìm hiểu về tập đoàn Intel cũng như những khó khăn,thuận lợi khi Intel đầu tư vào Việt Nam.
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, đề án gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Tổng quan về Tập đoàn Intel
Chương 3: Thực trạng đầu tư của Intel tại Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về kinh tế quốc tế, xã hội, đầu tư quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô Phùng Nam Phương, giảng viên Khoa Thương mại – Du lịch, thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm giúp cho tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Download:
http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/kd/VanLuong.Blogspot.Com_DauTuIntel.docx
EmoticonEmoticon