Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Market share là gì

thi phần


Thị phần (market share) là khái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.
Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều công ty sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích khác.


Market share - Thị phần

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.

Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường

hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

Bên cạnh đó, còn xem xét tới thị phần tương đối ( Relative market share )

Thị phần tương đối = Phần doanh số của doanh nghiệp / Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh

hay Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.

*
Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp
*
Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ
*
Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.


Thị phần hái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.

Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều công ty sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích khác. Tuy nhiên, việc chiếm được thị phần lớn cũng đem lại cho công ty vô số lợi ích.

Thị phần là chỉ số đo lường phần trăm về mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so sánh với  đối thủ cạnh tranh hay toàn bộ một thị trường. Vì thị phần ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận nên mọi công ty dù lớn hay nhỏ thường muốn  gia tăng thị phần.

Bạn có thể gia tăng thị phần bằng nhiều cách khác nhau như thay đổi sản phẩm/ dịch vụ, giá cả, phương pháp quảng bá, gia tăng ngân sách tiếp thị hay cải thiện hệ thống phân phối.

Bán nhiều hơn cho khách hàng hiện tại

Thông thường thì việc bán nhiều hơn cho khách hàng cũ sẽ dễ hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Có thể ứng dụng quy luật “20/80” trong trường hợp này, có nghĩa là cần tập trung vào 20% đối tượng khách hàng đã mang lại 80% thu nhập cho doanh nghiệp. Mặc dù, quy luật trên không hoàn toàn đúng với mọi lĩnh vực kinh doanh nhưng việc tập trung bán nhiều hơn cho các khách hàng có giá trị cao sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các biện pháp tiếp thị có thể sử dụng như đưa ra các chương trình coupon giảm giá, khuyến mãi, khách hàng trung thành…cho các khách hàng hiện tại để họ mua nhiều hơn.

Thu hút lại khách hàng đã mất

Một cách khác để gia tăng thị phần là làm sao thu hút lại được khách hàng đã mất. Để làm điều này, bạn cần phải hiểu lý do tại sao khách hàng không sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn nữa. Hãy liên lạc và tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng khắc phục để khách hàng trở lại.


Sử dụng các loại kênh tiếp thị khác nhau

Sử dụng các loại kênh tiếp thị khác nhau cũng là một các khác để gia tăng thị phần. Kênh tiếp thị ở đây sẽ bao gồm cả kênh truyền thông và kênh phân phối. Về kênh truyền thông thì bạn có thể sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu như truyền hình, báo chí, radio, internet, mạng xã hội… Hay về kênh phân phối thì có thể mở rộng sang các kênh hiệu quả khác mà doanh nghiệp chưa khai thác tốt như siêu thị, tạp hóa, bán hàng trực tuyến….

Tiếp cận thị trường mới

Tiếp cận thị trường mới là một các khác để gia tăng thị phần. Ví dụ sản phẩm của bạn đang phục vụ chính cho khách hàng 30-40 tuổi làm nội trợ và bạn muốn mở rộng để bán các sản phẩm này cho phụ nữ làm văn phòng. Để làm được điều này thì bạn cần phải sử dụng những kênh truyền thông khác như quảng cáo trực tuyến, tiếp thị bằng email, mạng xã hội… vì các đối tượng làm văn phòng thường sử dụng máy tính nên dễ dàng nhận được thông tin về sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm có nghĩa là phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, hay nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm hiện tại. Việc giới thiệu sản phẩm mới hay cải tiến sản phẩm cũ có thể giúp doanh nghiệp bạn gia  tăng thị phần đáng kể nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tổn thất lớn khi sản phẩm thất bại.


EmoticonEmoticon