quảng cáo |
Trong thập niên qua, nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới sức ép của tòan cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của các thị trường mới. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và địa lý. Khách hàng giờ đây có nhiều quyền hơn trước đây. Nhờ vào công nghệ họ có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm tốt hơn, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Do đó, marketing ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp.Nhưng marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng.
Khi nền kinh tế đi xuống, khách hàng kiểm soát túi tiền của mình chặt chẽ hơn, trong khi đó các doanh nghiệp cố gắng hạn chế các chi phí trong nỗ lực đảm bảo sự gia tăng lợi nhuận ,và marketing thông thường được xem như một khoản chi tiêu cần bị cắt giảm trong những thời điểm như thế này. Một trong những hoạt động marketing cần cắt giảm đó chính là hoạt động Quảng cáo.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, Quảng cáo là một trong những nhu cầu và phương tiện hết sức cần thiết ,một thế giới đầy quảng cáo, đó là thể hiện của nền kinh tế tiêu dùng. Dù thích hay không Quảng cáo vẩn tồn tại và là một phần của thời đại, với nhiều tiến bộ, mặt đa dạng, tích cực lẫn tiêu cực…Quảng cáo đã khẳng định được vị thế của mình trong hoạt động Marketing, tuy đã có được nhiều thành công nhưng vẫn còn đó rất nhiều rủi ro, mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể hủy hoại một sản phẩm, thương hiệu hay cả một doanh nghiệp.
Rủi ro luôn hiện diện ở xung quanh chúng ta, xuất hiện vào những lúc không ai có thể ngờ tới vì vậy quản trị rủi ro là việc rất quan trọng, nó giúp chúng ta nhận dạng, đo lường, né tránh và giảm thiểu những thiệt hại và đặc biệt nó giúp chúng ta xoay chuyển tình thế, biến rủi ro, nguy cơ thành những cơ hội tốt đẹp.
Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “ Quản trị rủi ro trong hoạt động Quảng cáo” làm đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình tìm hiểu và phân tích, do số lượng thời gian có hạn và kiến thức chuyên môn còn non nớt nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện và thuyết phục hơn.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm rủi ro:
Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro,có thể chia thành 2 trường phái lớn trường phái truyền thống và trường phái trung hòa.
Trường phái truyền thống: “ Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.”
Trường phái trung hòa: “ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.”
Khái niệm quảng cáo:
Quảng cáo là việc xây dựng một thông điệp về sản phẩm - dịch vụ thông qua các phương tiện thông tin để truyền đạt thông điệp đến đối tượng người tiêu dùng và khách hàng mục tiêu nhằm thúc đẩy mua và sử dụng hàng hóa dịch vụ.
Để thực hiện quảng cáo, các doanh nghiệp phải chi trả một khoản tiền nhất định.
Các loại hình quảng cáo:
Quảng cáo thương hiệu (brand advertising)
Quảng cáo xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo này thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính.
Quảng cáo địa phương (local advertising)
Quảng cáo địa phương chủ yếu thông báo đến khách hàng rằng sản phẩm đang có mặt tại một điểm bán hàng nào đó nhằm lôi kéo khách hàng đến cửa hàng (như quảng cáo khai trương của cửa hàng hay quảng cáo của các siêu thị…)
Quảng cáo chính trị (political advertising)
Chính trị gia thường làm quảng cáo để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình hoặc ủng hộ chính kiến, ý tưởng của minh. Các chiến dịnh vận động tranh cử tổng thống Mỹ là một ví dụ điển hình.
Quảng cáo hướng dẫn ( directory advertising)
Đây là hình thức quảng cáo nhằm hướng dẫn khác hàng làm thế nào để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ (chẳng hạn như niên giám những trang vàng).
Quảng cáo phản hồi trực tiếp ( direct-respond advertising)
Hình thức quảng cáo này nhằm để bán hàng một cách trực tiếp, khách hàng mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi.
Quảng cáo thị trường doanh nghiệp ( Business-to-business advertising)
Loại hình quảng cáo này chỉ nhắm vào khách mua hàng là doanh nghiệp, công ty chứ không phải là người tiêu dùng. Chẳng hạn như quảng cáo các sản phẩm là nguyên liệu sản xuất, hoặc các sản phẩm chỉ dùng trong văn phòng nhà máy.
Quảng cáo hình ảnh công ty ( Institution advertising )
Loại hình quảng cáo này nhằm xây dựng sự nhận biết về một tổ chức, hay thu phục cảm tình hay sự ủng hộ của quần chúng đối với một công ty, tổ chức. (chẳng hạn như quảng cáo của các tổ chức thuộc liên hợp quốc, hay quảng cáo của các công ty sản xuất thuốc lá nhằm làm cho hình ảnh công ty mình thân thiện với công chúng hơn)
Quảng cáo dịch vụ công ích ( public service advertising)
Thường là quảng cáo hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch của chính phủ (như sinh đẻ kế hoạch, an toàn giao thông ...)
Quảng cáo tương tác ( Interact advertising)
Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân người tiêu dùng. Thường người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng cáo hoặc chỉ lờ đi.
Download:
https://www.facebook.com/download/705384259496129/VanLuong.Blogspot.Com_QC.docx
EmoticonEmoticon