A. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm.
- Doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất khẩu Gốm sứ Mỹ nghệ THOBI.
- Thời gian thành lập: 11/2007.
- Số vốn điều lệ: 5 tỷ VND.
- Lĩnh vực hoạt động: Xuất khẩu hàng hóa.
- Mặt hàng chính: Gốm sứ mỹ nghệ.
- Thị trường đã có: Indonessia, Malaysia, Thái Lan, Canada.
- Thị trường dự tính thâm nhập và mở rộng: Nga.
Công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ THOBI được thành lập cách đây 2 năm, với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ VND. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, mặt hàng chính yếu là gốm sứ mỹ nghệ. Công ty chúng tôi là một công ty chuyên thu mua mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ trên khắp cả nước như gốm Bát Tràng, Minh Long, Chu Đậu… để xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Nói cách khác, công ty chúng tôi là một công ty trung gian, vận chuyển hàng gốm sứ từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài. Thị trường đầu tiên của chúng tôi là thị trường Indonesia và Malaysia, sau một thời gian chúng tôi đã mở rộng thị trường sang Thái Lan, và gần đây nhất là Canada. Nhờ khảo sát thị trường và nắm bắt được nhu cầu của thị trường chúng tôi đã thu được những thành công đáng kể. Với thị trường Indonesia và Malaysia, mặt hàng xuất khấu chủ yếu là mặt hàng gốm sứ trang trí như lọ hoa, các sản phẩm lưu niệm và trang trí nội thất tại các khu du kịch, reort, nhà hàng… Với thị trường Thái Lan chúng tôi chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như thị trường Indonesia, Malaysia nhưng do nhu cầu thị trường, chúng tôi đã xuất khẩu sang Thái các mặt hàng gốm trang trí mỹ nghệ cao cấp hơn như: chậu hoa trang trí, đĩa sứ tráng men, thú gốm. Từ sự thành công trên thị trường Indonesia, Malaysia và Thái Lan, chúng tôi đã tìm được đối tác và xuất khẩu các mặt hàng cao cấp sang thị trường Canada.
Chính vì thành công đó, chúng tôi đã quyết định tập trung chủ yếu vào các thị trường cao cấp với các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ trang trí cao cấp để thâm nhập thị trường. Các mặt hàng chủ yếu của chúng tôi hiện nay tập trung xuất khẩu là: dĩa sứ tráng men cao cấp, chậu sứ trang trí tráng men, lọ sứ trang trí tráng men, và các mặt hàng lưu niệm tráng men (như tượng, các thắng cảnh Việt Nam…), tranh gốm cao cấp…. Đây là những mặt hàng cao cấp cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn và những người tiêu dùng có khả năng thu nhập cao và chấp nhận chi trả để có những mặt hàng trang trí. Nhưng sản phẩm này đều có mục đích chính là trang trí cho không gian do đó có những đặc tính bền và khó phai màu trước mưa nắng và thời gian. Đây là mặt hàng gốm sứ nên rất dễ vỡ nếu bị va chạm mạnh; nhưng chúng tôi đã cố đặt tại các doanh nghiệp sản xuất các đặc tính để tăng thêm độ bền và bóng cho sản phẩm.
Hiện nay, chúng tôi mở rộng thị trường và tìm kiếm cơ hội trên một thị trường mới và đầy tiềm năng của Việt Nam là thị trường Liên bang Nga. Nga là một đất nước không xa lạ với Việt Nam, nhưng thị trường Nga lại là một thị trường mới với hầu hết tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Nga và là thị trường với tiềm năng rất lớn. Đặc biệt, đối với mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, thị trường Nga có tiềm năng rất lớn. Bởi vì thị trường Nga đang dần phát triển sau một thời gian dài trì trệ. Do đó, thị trường mở cửa, thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như thu hút du lịch, kéo theo dịch vụ khách sạn phát triển. Khách sạn cao cấp chính là các đối tác chính mà chúng tôi nhắm đến. Đồng thời, đời sống của nhân dân Nga đang phát triển, xu hướng hưởng thụ và sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng trang trí. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để mặt hàng gốm cao cấp của chúng tôi thâm nhập thị trường.
II. Giới thiệu khái quát về thị trường Liên Bang Nga.
1. Khái quát về Liên Bang Nga và thị trường Nga.
Nga là đất nước có diện tích lớn nhất thế giới với lãnh thổ nằm ở hai châu lục Á - Âu. Tuy phần diện tích ở Châu Á chiếm đa số nhưng có địa hình phức tạp và khắc nghiệt hơn rất nhiều so với phần lãnh thổ Châu Âu. Chính vì thế, phần lớn dân số cũng như các hoạt động kinh tế chính đều nằm ở Châu Âu.
Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Nga có dân số đông thứ chín thế giới với 142 triệu người với hơn 160 sắc tộc khác nhau cùng sinh sống. Theo hiến pháp, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12 năm 1993 sau cuộckhủng hoảng hiến pháp Nga 1993, Nga là một liên bang và theo chính thể là một nền cộng hòa Liên Bang, theo đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ Tướng là lãnh đạo chính phủ. Liên bang Nga được cơ cấu theo nền tảng một chế độ dân chủ đại diện. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp thuộc lưỡng viện Quốc hội Liên bang.
Là một trong thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Nga là một thành viên của G8 các nước công nghiệp, Hội đồng Châu Âu, OSCE và APEC. Ở thời điểm năm 2009, nước này có quan hệ ngoại giao với 173 quốc gia và có 142 đại sứ quán.
Sau cuộc khủng hoảng thời hậu Xô Viết, kinh tế Nga đã đi vào trong giai đoạn phát triển nhanh, GDP tăng trưởng trung bình 6,8% trên năm trong giai đoạn 1999 - 2004 trên cơ sở của giá dầu mỏ cao, đồng rúp yếu, và tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng sự phát triển kinh tế này là cực kỳ không đều: khu vực thủ đô Moskva cung cấp tới 30% GDP của toàn quốc.
Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000 - 2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa.
Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.200 tỷ € (1.500 tỷ USD), làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức (1.900 tỷ € hay 2.300 tỷ USD) và là thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới.
Euromonitor International cho biết năm 2008 Nga là thị trường tiêu dùng lớn thứ 11 thế giới và chỉ đến năm 2020 có thể vượt lên xếp vị trí thứ 5. Theo các số liệu thống kê của Euromonitor, trong hai năm 2007 và 2008 chi tiêu của người tiêu dùng Nga tăng 10,9%; trung bình thu nhập sau thuế trên đầu người tăng 80% từ năm 2003 đến năm 2008 và đạt 6.522 đô la Mỹ vào năm 2008; mức lương chưa khấu trừ hàng tháng tăng 30% từ giữa quý II năm 2007 đến quý II năm 2008. Tạp chí TIME cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga trong 5 năm tới ở mức 15%. Dự báo thu nhập của người tiêu dùng Nga năm 2009 có thể tăng gấp 3,6 lần sẽ khiến Nga trở thành thị trường lớn có giá cả hấp dẫn nhất trên thế giới". Nhưng với người dân Nga, sau nhiều năm luôn tự tin vào cách tiêu tiền của mình, thì đến cuối năm 2008 viễn cảnh tiêu dùng tại thị trường này đang dần có xu hướng giảm dần.
Tầng lớp trung lưu: tiết kiệm và tiêu dùng thông minh.
Tình hình thu nhập nói chung tăng là yếu tố khiến tầng lớp trung lưu tại Nga mở rộng hơn và 47,4% hộ gia đình thuộc tầng lớp này đã có mức thu nhập sau thuế từ 10.000$ đến 25.000$ năm 2008.
Những hộ gia đình này hoàn toàn có khả năng duy trì mức chi tiêu cao và thẻ tín dụng là phương thức thanh toán được ưa dùng nhất. Hiện tại, tầng lớp trung lưu ở Nga bắt đầu nhận ra rằng: cuộc sống xa hoa với những kỳ nghỉ nước ngoài và đồ gỗ đắt tiền mua từ IKEA trong 8 năm qua đang dần tan biến. Viện Lewada của Nga vừa làm một cuộc nghiên cứu và kết luận rằng: 1/6 hộ gia đình trên cả nước đang phải xoay xở với số tiền ít ỏi, 1/3 hộ gia đình tin rằng họ sẽ phải "thắt lưng buộc bụng" trong những năm tới.
Download:
http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar7/VanLuong.Blogspot.Com_GomNga.doc
EmoticonEmoticon