Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Đàm phán với người Đài Loan


Đài Loan
Đài Loan



PHƯƠNG PHÁP ĐÀM PHÁN VỚI ĐÀI LOAN



Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LÃNH THỔ ĐÀI LOAN
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Đài Loan gồm những đảo trên biển, nằm ở rìa Đông Nam của thềm lục địa. Lãnh thổ gồm có hai quần đảo lớn, một là hòn đảo Đài Loan cùng những đảo xung quanh, thứ hai là quần đảo Bành Hồ. Cả tỉnh cả thảy có trên 80 hòn đảo. Đài Loan có tổng diện tích đất liền khoảng 36 nghìn ki-lô mét.
Đài Loan đối diện với biển Đông về phía bắc, giáp với quần đảo Lưu Cầu về phía đông bắc; đối diện với Thái Bình Dương về phía đông; giáp với eo biển Ba Sĩ về phía nam, là láng giềng của Phi-líp-pin; về phía tây, tỉnh Đài Loan và tỉnh Phúc Kiến chỉ cách một eo biển Đài Loan, khoảng vuông cách hẹp nhất chỉ có 130 cây số. Cả tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của đường thủy Tây Thái Bình Dương, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
    Bối cảnh lịch sử:
      Đảo Đài Loan nằm cách bờ biển của Trung Hoa lục địa 220 km (tính từ tỉnh Phúc Kiến). Những di dân Trung Hoa đầu tiên đến sinh sống ở Đài Loan từ thế kỷ 6.
        Năm 1624, các thương nhân Hà Lan đến và dùng Đài Loan như một điểm trung chuyển buôn bán. Năm 1664, khi nhà Thanh chiếm quyền ở Trung nguyên thì nhiều trung thần của nhà Minh vừa bị lật đổ đã di cư sang Đài Loan. Năm 1863, nhà Thanh lấy lại quyền kiểm soát đảo. Ba năm sau, Đài Loan chính thức trở thành một tỉnh của Trung Hoa.

        Sau sự kiện này, các đợt di dân Trung Hoa ra đảo tăng vọt, và các cư dân cổ trên đảo, trở thành thiểu số so với người mới đến. Năm 1895, sau cuộc chiến Trung - Nhật lần thứ nhất, Đài Loan bị sáp nhập vào Nhật Bản. Năm mươi năm sau, khi chiến tranh thế giới lần hai kết thúc với sự đại bại của Nhật Bản, Đài Loan mới “hồi quy tổ quốc“. Năm 1949, khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc giải phóng Trung Hoa, thì Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch thua chạy ra đây lập chính quyền Quốc dân đảng.

HỆ NGÔN NGỮ
        Dân số Đài Loan là 23 triệu người ngôn ngữ chính thức được dùng tại Đài Loan là tiếng Phổ thông Trung Quốc (người Đài Loan gọi là Quốc Ngữ), tiếp theo đó là tiếng Mẫn Nam (tức tiếng Phúc Kiến), tiếng Hẹ (từ dùng chỉ người Khách gia Trung Quốc, còn gọi là Hakka, Hakas), và một bộ phận nhỏ nói tiếng Cao Sơn (tiếng bản địa, thứ tiếng của dân tộc thiểu số) do đại bộ phận người Đài Loan được di cư từ tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông sang.

Chương 2: VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA CỦA ĐÀI LOAN
    Định vị văn hoá :
       Nhìn trên tổng thể, văn hóa Đài Loan là văn hóa “cửa hàng tạp hóa”, nhưng đa phần văn hóa Đài Loan là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa, do trước đây, vào thời kì cổ đại, Đài Loan và Trung Quốc chưa bị chia cắt bởi eo biển Đài Loan như bây giờ mà là một khối đất liền. Hơn thế, nhiều lần bị Trung Quốc đánh chiếm và đô hộ nên Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa của mẫu quốc. Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, nền văn hóa Đài Loan cũng có những nét riêng biệt, đặc trưng được lưu truyền và gìn giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ.
      Ở Đài Loan, chúng ta sẽ gặp một nền văn hóa vừa có khuynh hướng bảo thủ trong việc tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, nhưng đồng thời lại rất nhạy tiếp nhận các thông tin đó nếu nó có lợi. Họ không thích chẻ sâu một tổng thể thành chi tiết. Họ tin vào trực cảm. Họ thích tự giải quyết vấn đề với nhau hơn là viện đến luật lệ.  (Về cách ra quyết định, điều tạo sự yên tâm và quan niệm về bình đẳng… nhìn chung không khác so với các nước Á Đông khác có ảnh hưởng Khổng giáo, đặc biệt là Hồng Kông và Trung Quốc).

Download:

http://www.facebook.com/download/796011573757909/VanLuong.Blogspot.Com_DPDaiLoan.doc


EmoticonEmoticon