Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Chiến lược kinh doanh của công ty Sài Gòn Pharma


Sài Gòn Pharma


I. Giới thiệu về công ty Sài Gòn Pharma (SPM)
1.1. Lịch sử hình thành
- 1988: Tiền thân của công ty SPM là Công ty Dược phẩm Đô Thành.
- 2001: Công ty TNHH SPM chính thức ra đời (2/2001). Nhà máy SPM được xây dựng hoàn tất tại khu công nghiệp Tân Tạo, thành phố HCM.
- 2002: SPM được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN.
- 2006: Hệ thống quản lý chất lượng của SPM được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 của tổ chức Chứng nhận Chất lượng quốc tế UKAS chứng nhận.
- 2007: 12/2/2007, công ty chuyển đổi hình thức từ công ty TNHH SPM thành công ty Cổ phần SPM. 11/5/2007, công ty tăng vốn điều lệ lên100 tỷ VNĐ.
- 2008: Xây dựng nhà máy mới với tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng.
- 2009: 5/2009 nhà máy SPM đi vào hoạt động.
- Danh mục sản phẩm kinh doanh (đến cuối năm 2008 có tổng cộng 85 sản phẩm):
Nhóm tiêu hoá: sản phẩm chủ lực là viên Biseptol
Nhóm thuốc OTC: viên sủi (MyVita), thuốc bổ gan, bổ mắt….
Nhóm kháng sinh: Clathrimax…
- Thị trường đã có mặt:
         Các bệnh viện, nhà thuốc trên địa bàn Tp HCM, Hà Nội và các tỉnh
         Xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Myanma, Malaysia…), Đài Loan.
- Website: www.spm.com.vn
 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Chức năng và ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và mua bán, sản xuất dược phẩm, dịch vụ cho thuê mặt bằng, văn phòng, dịch vụ cho thuê kho.
- Nhiệm vụ:
Cung ứng đa dạng các chủng loại, đảm bảo chất lượng tốt.
Tư vấn sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân.
Đảm bảo lợi nhuận và đạo đức kinh doanh.
Khẩu hiệu (Slogan)
Chất lượng quốc tế, vì sức khỏe cộng đồng

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty


II. Chức năng và kỹ năng của nhà quản trị
Phân tích 3 kỹ năng và 4 chức năng của trưởng phòng Marketing
2.1. Phân tích 3 kỹ năng của trưởng phòng Marketing
Kỹ năng tư duy:
     - Cần có kỹ năng này để giúp TGĐ và PTGĐ trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược, kiểm tra giám soát hoạt động của phòng
- Triển khai xuống cấp dưới những quyết định của cấp trên một cách có hiệu quả nhất.
     - Cần hiểu biết về tình hình y tế trong nước và trên thế giới để lên kế hoạch phù hợp với công ty.
     Ví dụ:
Cần nắm bắt được nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất của công ty để đưa ra kế hoạch và các chính sách cụ thể. Như trong đợt cúm H1N1 nhu cầu vitamin C tăng rất cao, cần phải tập trung sản xuất và phân phối mặt hàng MyVita.
Ngoài ra trưởng phòng cần có tư duy chiến lược tốt có khả năng nhìn người mà sắp xếp công việc hợp lý để có thể tối đa hóa hiệu quả công việc.
Nắm bắt các chiến lược của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chính sách, chiến lược hợp lý.
Kỹ năng giao tiếp: Khéo léo linh hoạt trong giao tiếp với đối tác và nhân viên, đồng nghiệp.
Đối nội:
+ Cấp trên: Nhận sự chỉ đạo từ cấp trên và triển khai linh hoạt, khéo léo các kế hoạch đã định, đóng góp tích cực và có tính chất xây dựng.
+ Đồng nghiệp: Thân thiện, tôn trọng đồng nghiệp để tăng cường phối hợp trong mọi hoạt động của công ty như phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán…
+ Cấp dưới: Hòa đồng, tôn trọng, tạo động lực phát huy khả năng sáng tạo để tạo ra hiệu quả cao nhất trong công việc, gương mẫu, thưởng phạt hợp lý.
Đối ngoại:
+ Khách hàng (ban giám đốc và hội đồng thuốc các bệnh viện , nhà thuốc, bác sĩ…): Cần có mối quan hệ tốt để hỗ trợ và thúc đẩy bán hàng, tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình chăm sóc khách hàng. Ngoài ra còn nâng cao uy tín tạo ra sự tin tưởng và tạo cảm giác yên tâm trong việc hợp tác.
     + Các cơ quan chức năng (Bộ y tế, sở y tế, cục quản lý dược), cơ quan thông tin đại chúng: liên hệ chặt chẽ để tổ chức các hội chợ, các chương trình tài trợ.

Download:

http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar7/VanLuong.Blogspot.Com_Pharma.doc


EmoticonEmoticon