Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Kinh nghiệm marketing quốc tế của công ty điện tử Samsung


logo sam sung


DÀN Ý:

Giới thiệu chung:
Lịch sử phát triển
Triết lý kinh doanh
Cơ cấu công ty
Những thành công:
Thành công thứ nhất:
Môi trường kinh doanh tại quốc gia/khu vực
Chiến lược marketing của công ty
Kết quả
Nguyên nhân
Bài học kinh nghiệm
Thành công thứ 2:
Môi trường kinh doanh tại quốc gia/khu vực
Chiến lược marketing của công ty
Kết quả
Nguyên nhân
Bài học kinh nghiệm
Những thất bại:
Thất bại thứ nhất:
Môi trường kinh doanh tại quốc gia/khu vực
Chiến lược marketing của công ty
Kết quả
Nguyên nhân
Bài học kinh nghiệm
Thất bại thứ 2:
Môi trường kinh doanh tại quốc gia/khu vực
Chiến lược marketing của công ty
Kết quả
Nguyên nhân
Bài học kinh nghiệm
Kết luận.

I. Giới thiệu chung:
1. Lịch sử phát triển:
Ngày 1 tháng 3 năm 1938, tập đoàn Samsung được thành lập tại Hàn Quốc bởi chủ tịch sáng lập Lee Byung Chull với số vốn ban đầu chỉ 30.000 won. Khởi đầu, doanh nghiệp chỉ hoạt động như một công ty xuất khẩu nhưng sau đó nhanh chóng đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của mình và đến thập niên 1990, Samsung dần nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành.
Năm 1969, công ty điện tử Samsung (Samsung Electronics) ra đời, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực điện tử. Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc.
Năm 1994, công ty điện tử Samsung triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD. Và kể từ năm 2000 đến nay, kinh phí thiết kế của Samsung liên tục tăng từ 20% đến 30% hằng năm. "Các kế hoạch của chúng ta phải tạo ra tương lai chứ không phải để đối phó với tương lai", Chủ tịch Lee Kun-hee đã tuyên bố với nhân viên dưới quyền như vậy khi nói về định hướng cho kế hoạch phát triển của Samsung. Ngày nay, các hoạt động R&D đã trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Samsung để tranh giành và dẫn đầu các thị trường mới.
Năm 1997, khi cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á xảy ra, Samsung đã giảm bớt 24.000 công nhân (khoảng 30% thời điểm đó) và dời nhà máy sang một số nước có nguồn nhân công rẻ hơn như Trung Quốc, Malaysia, Mexico... Đây chính là kinh nghiệm mà Tập đoàn Sony (Nhật Bản) sau này đã học hỏi và áp dụng. Đồng thời, trong thời gian này, Samsung cũng đã đầu tư hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu, sản xuất hàng loạt chip điện tử, màn hình tinh thể lỏng (LCD) và các sản phẩm kỹ thuật số khác.
Năm 1998, Samsung đã triển khai tiếp một cuộc cách mạng trong sản xuất kinh doanh, chuyển từ cơ chế tập trung sản xuất sang cơ chế tiếp cận thị trường. Samsung bắt đầu chú trọng đầu tư cho các hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu.
Năm 2006, thương hiệu Samsung đã nổi tiếng khắp toàn cầu với tổng giá trị thị trường của Samsung Electronics đạt 100 tỷ USD (gấp 2 lần Sony), lợi nhuận đạt 9,5 tỉ USD (2007).
Công ty điện tử Samsung có mặt hàng kinh doanh đa dạng từ các thiết bị và phương tiện kỹ thuật số, chất bán dẫn, bộ nhớ và giải pháp tích hợp hệ thống. Đặc biệt, công nghệ nghe nhìn và các thiết bị kỹ thuật số của Samsung ngày càng chiếm giữ thị phần lớn hơn trên thị trường. Năm 2009, Samsung giành vị trí dẫn đầu trong thị trường TV LCD. Năm 2010, Samsung lần đầu tiên giành vị trí số một tại thị trường các sản phẩm kỹ thuật số.
Công ty điện tử Samsung đã trở thành một bộ phận lớn nhất của tập đoàn Samsung và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Đến nay, hãng điện tử Samsung đã hoạt động tại chừng 61 quốc gia và có khoảng 160.000 công nhân.

Download:

http://www.facebook.com/download/396941760440959/VanLuong.Blogspot.Com_Samsung.rar


EmoticonEmoticon