Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Phân tích nghệ thuật động viên và thuyết phục của Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn


TRẦN HƯNG ĐẠO
TRẦN HƯNG ĐẠO



Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT ĐỘNG VIÊN VÀ THUYẾT PHỤC
1.1 Khái niệm động viên và thuyết phục 2
1.2 Các thuyết về động viên và thuyết phục 2
1.3 Các phương pháp động viên và thuyết phục 5
1.4 Vai trò của động viên thuyết phục trong công tác lãnh đạo 9

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NGHỆ THUẬT
ĐỘNG VIÊN VÀ THUYẾT PHỤC CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO
 TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN ÔNG LẦN THỨ HAI
2.1 Thực trạng về nghệ thuật động viên và thuyết phục của Trần Hưng Đạo trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai 10
2.2 Phân tích nghệ thuật động viên và thuyết phục của Trần Hưng Đạo 22
2.3 Đánh giá nghệ thuật động viên và thuyết phục của Trần Hưng Đạo trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai 30

CHƯƠNG 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGHỆ THUẬT
 ĐỘNG VIÊN VÀ THUYẾT PHỤC CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO
3.1 Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật động viên và thuyết phục của Trần Hưng Đạo 33
3.2 Áp dụng bài học động viên và thuyết phục của Trần Hưng Đạo cho các doanh nghiệp ngày nay 33
3.3 Giải pháp của nghệ thuật động viên và thuyết phục 35

Kết luận 37
Tài liệ tham khảo 38

LỜI MỞ ĐẦU
Trên phương diện doanh nghiệp thì hai yếu tố chính làm nên sức mạnh đó là: nhân lực và vật lực. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến yếu tố nhân lực. Nhân lực bao gồm: ban lãnh đạo công ty và công nhân viên.
Công nhân viên là những người trực tiếp tham gia lao động tạo nên sản phẩm, còn ban lãnh đạo là những người định hướng chiến lược phát triển, tạo nên văn hóa, khối đoàn kết của doanh nghiệp.
Công nhân viên làm việc đạt năng suất cao thì mang lại sự thành công cho doanh nghiệp, như vậy ban lãnh đạo doanh nghiệp phải làm gì để cho nhân viên của mình làm việc hiệu quả, hăng say mang lại năng suất cao. Một trong những cách mà ban lãnh đạo phải thực hiện đó là “Sử dụng nghệ thuật động viên và thuyết phục”.
Nghệ thuật động viên thuyết phục không phải chỉ mới xuất hiện trong giai đoạn hiện nay, mà nó đã có từ rất lâu, tuy nhiên nó ẩn mình dưới các tên gọi khác nhau mà thôi.
Nhưng dù nó nằm ở một tên gọi nào khác đi nữa, thì nó đều có một mục đích chung là làm tăng thêm tinh thần làm việc cho đối tượng bị tác động để từ đó họ làm việc hiệu quả hơn.
Theo năm tháng, nghệ thuật động viên và thuyết phục đã có những bước phát triển và thay đổi và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, giáo dục, chính trị, tâm lý…
Như vậy nghệ thuật động viên và thuyết phục bắt nguồn từ đâu? Theo một số nghiên cứu cho rằng, nghệ thuật động viên thuyết phục bắt nguồn từ quân sự. Chính vì thế mà khi áp dụng vào kinh tế, người ta mới có một so sánh rằng “thương trường là chiến trường. Vì vậy, có rất nhiều kỹ thuật động viên và thuyết phục trong kinh tế đều lấy nền tảng từ động viên và thuyết phục trong quân sự.
Vậy để hiểu được động viên và thuyết phục là gì, được ứng dụng ra sao, chúng ta sẽ quay trở về lịch sử để phân tích nghệ thuật động viên và thuyết phục của những vị tướng năm xưa với những cuộc chiến vĩ đại nhất.
Đó là lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài “Phân tích nghệ thuật động viên và thuyết phục của Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai”


Download:

https://www.facebook.com/download/219675258220762/VanLuong.Blogspot.Com_TranHungDao.doc


EmoticonEmoticon