Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu

Tags

 phòng ngừa rủi ro
 phòng ngừa rủi ro


DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 3
1.1. Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu 3
1.1.1. Khái niệm rủi ro cổ phiếu 3
1.1.2. Phân loại rủi ro 4
1.1.3. Đo lường rủi ro trong đầu tư cổ phiếu 6
1.2. Sự cần thiết của việc hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM 11
2.1. Hoạt động đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam hiện nay 11
2.2.  Các tác nhân gây rủi ro trong đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam 17
2.2.1. Tác động từ nền kinh tế thế giới 17
2.2.2. Tác động từ nền kinh tế trong nước 25
2.2.3. Hạn chế về thông tin 34
2.2.4. Hạn chế về phía nhà đầu tư 37
2.2.5. Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, sở giao dịch và công ty chứng khoán 43
2.2.6.  Rủi ro đến từ các thị trường khác 45
2.2.7. Những rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư cổ phiếu 47
2.3. Thực trạng hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam 50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 54
3.1. Những định hướng và mục tiêu cơ bản phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020 54
3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân 56
3.2.1. Quản trị rủi ro 56
3.2.2. Xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả 58
3.3. Một số kiến nghị đối với ủy ban chứng khoán và các cơ quan chức năng có liên quan 64
3.3.1. Gia tăng chất lượng và chủng loại hàng hóa 64
3.3.2. Đa dạng hóa các loại hình giao dịch 65
3.3.3. Cung cấp thông tin đầy đủ 66
3.3.4. Phát triển chế độ thanh toán không dùng tiền mặt 67
3.3.5. Điều chỉnh các chuẩn mức kế toán gần với các chuẩn mực quốc tế 68
3.3.6. Chủ động chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của thị trường 69
3.4. Một số đề xuất đối với Chính phủ 70
3.4.1. Tạo dựng sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp 70
3.4.2. Hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và tăng cường quản lý giám sát thị trường 71
3.4.3. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế lĩnh vực chứng khoán và TTCK 71
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM
2.1.  Hoạt động đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam hiện nay
Tháng 7/2000 khi mở cửa Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh với 02 công ty niêm yết ban đầu. Giai đoạn 5 năm phát triển tiếp theo từ năm 2006-1010, TTCK Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến 31/12/2010 có 649 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết tại cả hai SGDCK, với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 200.000 nghìn tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần so với số 4,94 nghìn tỷ đồng cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hoá thị trường là 726.000 tỷ đồng, tương đương 39% GDP năm 2010.
Những tồn tại của thị trường :
- Khuôn khổ pháp lý chưa thực sự đồng bộ và khó bao quát được thực tiễn hoạt động của thị trường.
- Hệ thống kiểm toán còn hạn chế, các quy định về kế toán tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán doanh nghiệp còn đang trong quá trình hoàn thiện.
- Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế.
- Các nhà đầu tư cá nhân có nhiều hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm đầu tư. Các giao dịch trên thị trường diễn ra theo theo xu hướng số đông. Diễn biến giao dịch không phản ánh đúng các quy luật của Thị trường.
- Giao dịch OTC chưa được quản lý, tự phát, thiếu thông tin, không minh bạch, làm ảnh hưởng đến quyền lợi các nhà đầu tư.
- Vai trò của các CTCK trong hoạt động môi giới còn hạn chế trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới, tư vấn đầu tư cho khách hàng. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán còn chưa đồng bộ.
- Hoạt động của các tổ chức trung gian được mở rộng nhưng vấn đề quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, nhất là trong việc đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn chưa mạnh, mức độ răn đe còn hạn chế, còn có nhiều vi phạm xảy ra.
2.2.  Các tác nhân gây rủi ro trong đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam
2.2.1. Tác động từ nền kinh tế thế giới
Bất ổn vĩ mô
Sự mất cân bằng kéo dài trong khu vực tài chính và khu vực tài khóa tại các nền kinh tế phát triển gây ra những bất ổn về kinh tế vĩ mô và hoạt động tài chính-ngân hàng toàn cầu; giá dầu tăng cao làm tăng chi phí đầu vào và tình trạng thất nghiệp tại các nước phát triển vẫn chưa được cải thiện nhiều; nguy cơ khủng hoảng nợ công lan rộng sang nhiều nước tại khu vực châu Âu gây rủi ro đối với hệ thống tài chính khu vực và toàn cầu; trong khi đó nhiều quốc gia đang phát triển và mới nổi lại đang bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế nóng với áp lực lạm phát cao là dấu hiệu của việc kinh tế có thể tăng trưởng chậm lại.
Nguy cơ lạm phát
Lạm phát ở các quốc gia phát triển có dấu hiệu tăng nhanh hơn các quốc gia đang phát triển. Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm trước tính đến cuối tháng 5-2011 tại Mỹ là 3,6%, cao nhất kể từ tháng 7/2008, tại Anh là 4,5%, Singapore là 4,48%, Canada là 3,7%; tính đến cuối tháng 6-2011 tại khu vực Eurozone là 2,7% và tại Hàn Quốc là 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Đô la giảm giá, vàng tăng giá.
Tăng lãi suất để ứng phó.
Thâm hụt ngân sách và nợ công tiếp tục diễn biến xấu.
Vốn đầu tư trực tiếp tăng, gián tiếp giảm.
2.2.2. Tác động từ nền kinh tế trong nước
Thâm hụt ngân sách vẫn là gánh nặng.
Vốn đầu tư FDI có dấu hiệu suy yếu, nhưng cơ cấu có dịch chuyển tích cực.
Chỉ số giá tiêu dùng vẫn duy trì ở mức cao.
Tỷ giá USD/VND vẫn chịu sức ép lớn vào cuối năm.
Chính sách tiền tệ dự báo sẽ tiếp tục thắt chặt để kiềm chế lạm phát.
2.2.3. Hạn chế về thông tin
Hệ thống thu thập, lưu giữ, xử lý và phổ biến thông tin còn nhiều bất cập.
Chất lượng thông tin.
Năng lực phân tích thông tin và phổ biến thông tin còn hạn chế.
2.2.4. Hạn chế về phía nhà đầu tư
Có thể nói là các quyết định của người đầu tư mang nặng cảm tính và tâm lý đám đông, hàm lượng tri thức đầu tư trong đó còn rất thấp. Dễ dàng nhận thấy điều đó qua hành vi đổ xô vào mua lấy được, rồi sau ít tháng lại thi nhau bán ra trong sự hoảng loạn thất vọng mà không có một lý giải nào thỏa đáng (tham lam và sợ hãi chi phối quá mạnh). Chính tình hình này là một tác nhân tiêu cực dẫn đến những biến động của TTCK.
2.2.5. Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, sở giao dịch và công ty chứng khoán
- Hình thức khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư vì không thể hủy ngang lệnh đã đặt mua hàng bán trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, dễ gây tình trạng cung – cầu ảo trên thị trường và cả tình trạng nghẽn mạch, quá tải.
- Khớp lệnh liên tục có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư theo 2 cách:
+ Rủi ro vì lệnh mua – bán bị nhập vào hệ thống chậm hơn so với các nhà đầu tư khác
+  Rủi ro vì phải mua – bán bằng hết các chứng khoán đã đặt lệnh theo mức giá thị trường thời điểm hiện hành cao
Rủi ro gắn với sự điều chỉnh quy định về số lượng giao dịch cổ phiếu thực hiện:
+ Không thể xé nhỏ các khoản đầu tư như trước, vì đã “bỏ hết trứng vào một giỏ”.
+ Không có cơ hội mua chứng khoán tốt vì chỉ được giao dịch theo lô lớn.
2.2.6. Rủi ro đến từ các thị trường khác
Với một thị trường tiền tệ kém phát triển, những thay đổi trong tương quan cung – cầu vốn được phản ánh rất chậm trong biến động lãi suất, và càng chậm trong giá cả của các công cụ tài chính. Thiếu các hàng hóa trên thị trường vốn ngắn hạn, gánh nặng cung cấp dịch vụ cho vay (kể cả dài hạn) đổ lên hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện còn chịu nhiều áp lực hành chính trong việc thực hiện các khoản cho vay, tình trạng này càng làm tăng thêm sự bóp méo về giá cả, lợi nhuận.


Download:

http://yadi.sk/d/HRF9ff5t4_E9A


EmoticonEmoticon