Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Mô tả cv trưởng trại & kỹ thuật

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
I.                    QUẢN LÝ KHU VỰC NHÀ Ở
1.      Sắp xếp phân công phòng ở rõ rang cho từng người và có quy định về vệ sinh phòng ở hàng ngày. Kiểm tra đột xuất về việc vệ sinh phòng ở.
2.      Phân công rõ ràng người phụ trách công việc vệ sinh cho từng khu vực: Nhà ăn, nhà bếp, nhà tắm, phòng họp, kho thuốc, kho cám, phòng sát trùng… Kiểm tra thường xuyên về công việc của họ và đưa ra yêu cầu cho người được phân công thực hiện tốt hơn.
3.      Kiểm tra việc mang trả vỏ bao, vỏ chai thuốc, vệ sinh giỏ đựng và xylanh sau mỗi cuối buổi làm việc xem đã đạt yêu càu chưa. Nếu cá nhân nào làm chưa tốt yêu cầu thực hiện ngay.
4.      Tổ chức họp buổi tối hàng ngày:
·        Mục đích:
-         Tạo tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cho từng cá nhân trong trại.
-          Trưởng trại và kỹ thuật sẽ kiểm soát được số liệu cám, thuốc của từng đơn vị chuồng hàng ngày.
-         Admin trại sẽ có số liệu chính xác để làm báo cáo.
·        Nội dung buổi họp:
-         Từng đơn vị chuồng sẽ báo cáo sử dụng thức ăn thực tế, đầu con trong ngày: Trưởng trại & kỹ thuật sẽ kiểm tra những thông tin đó chính xác hay chưa.
-         Từng đơn vị chuồng sẽ đăng ký cám, thuốc, CCDC cho ngày hôm sau. Trưởng trại & kỹ thuật sẽ kiểm tra số liệu đăng ký này và ký xác nhận vào đó. (Admin chỉ xuất kho khi có đăng ký từ các chuồng và xác nhận từ trưởng trại).
-         Thông báo kết quả làm việc của ngày hôm đó (Là kết quả của kế hoạch công việc của ngày hôm trước). Khen, động viên TRƯỚC TOÀN TRẠI  những cá nhân có làm tốt những kế hoạch công việc của ngày hôm trước đưa ra. Phê bình, nhắc nhở  RIÊNG SAU BUỔI HỌP những cá nhân làm chưa tốt. Chú ý KHEN chung, CHÊ riêng từng cá nhân – Nghệ thuật khen - chê.
-         Triển khai và kiểm tra, đôn đốc về những công việc: Đăng ký cám, thuốc, vật tư, ghi chép sổ sách, tổng hợp số liệu… Hướng dẫn chi tiết những người mới, người chưa làm được đến khi họ làm bằng được thì thôi. Chú ý việc này không làm cẩn thận sẽ không bao giờ thực hiện được.
II.                Quản lý khu vực chăn nuôi
1.      Quản lý khu vực ngoài chuồng:
1.1.Khu nhà sát trùng: Hàng ngày phải thực hiện nghiêm túc về việc thực hiện giặt đồ bả hộ, để ủng,.. Vệ sinh rác…
1.2.Khu đường đi trở cám: hàng ngày phân công và giám sát việc quét dọn, vệ sinh rác…
1.3.Khu vực xug quanh chuồng: Phân công vệ sinh, không được để bừa bộn, rác lung tung…
1.4. Rãi vôi bột định kỳ (Phải có lịch và phân công rõ ràng những cá nhân nào thực hiện).
Ø  Những công việc trên người trưởng trại và kỹ thuật phải ghi nhớ rõ trong đầu và có kế hoạch phân công rõ ràng, có công bố quy định về những việc đó công khai.
2.      Quản lý khu vực chăn nuôi
2.1. Quản lý về quy trình chăn nuôi:
-         Muốn quản lý tốt quy trình chăn nuôi trước tiên người trưởng trại và kỹ thuật trại phải nắm rõ và nhuần nhuyễn và thực hiện nghiêm túc QUY TRÌNH CHĂN NUÔI. Nếu không nắm vững thì không thể nào quản lý được vì có kiến thức đâu mà làm được việc.
-         Khi kiến thức về quy trình chăn nuôi đã nắm vững lúc đó cần them KỸ NĂNG để quản lý: Muốn có KỸ NĂNG thì phải rèn rũa thực tế trên chuồng. Phải lăn xả trên từng ô chuồng. Đứng trước 1 vấn đề gì phải dựa trên kiến thức từ Quy trình để tư duy ra cách giải quyết.
·        Quản lý về thức ăn: Kiểm tra lượng cám sử dụng thực tế hôm trước, và lấy hôm nay. Khi bước chân vào chuồng phải cầm theo tờ phiếu theo dõi của chuồng đó đi. Kiểm tra từng máng ăn xem có bị kẹt, tắc không.
-         Kiểm tra sức khỏe từng ô chuồng, đánh dấu con bệnh và yêu cầu tách lọc ngay để điều trị (Phải là người đưa ra phác đồ điều trị cho từng đơn vị chuồng – ngày hôm đó và đừng quên giám sát, kiểm tra việc điều trị của công nhân).
·        Quản lý nhiệt độ: Các chuồng phải có nhiệt kế theo dõi và thường xuyên vệ sinh nhiệt kế.
-         Kiểm tra nhiệt độ chuồng dựa vào 3 yếu tố sau:
+ Nhiệt kế treo cách mặt sàn 90 cm, vị trí giữa chuồng (02 cái/ 1 chuồng song song nhau).
+ Trạng thái vạn động và tư thế nằm, vị trí nằm của đàn lợn (Yếu tố quan trọng).
+ Nhiệt độ môi trường bên ngoài: Quan sát nhiệt kế và thời tiết bên ngoài trời.
-         Từ đó có quyết định sử dụng quạt và giàn mát hợp lý.
·        Quản lý thuốc: Giỏ đựng thuốc của từng đơn vị chuồng phải gọn gàng ngăn nắp.
-         Thuốc dạng bột phải được để trong vỏ hộp Bromhexin có nắng dậy, ghi nhẫn tên thuốc rõ. Có dụng cụ đong định mức trong từng hộp đó.
-         Xy lanh và kim tiêm phải luôn giữ sạch sẽ, kim tiêm luôn phải sắc nhọn. Sau tiêm xong 1 loại thuốc phải được rửa sạch và xịt khô mới được tiêm loại thuốc khác.
Ø  Về việc quản lý thuốc trên thì trưởng trại và kỹ thuật phải đào tạo cho công nhân về lý thuyết, hướng dẫn cho công nhân thực tế và luôn kiểm tra hàng ngày xem họ làm có đúng không. Ai không làm đúng lại dậy lại từ đầu và kiểm tra đến khi nào họ  làm được.
-         Buổi chiều khi kết thúc công việc phải thu gom vỏ chai, hộp thuốc, vệ sinh xy lanh mang về bàn giao cho admin trại. (Admin trại kiểm tra lại).
·        Quản lý CCDC:
-         CCDC trong chuồng phải bảo quản và để đúng nơi quy định.
-         Đối với dụng cụ thú y, CCDC phải có biên bản bàn giao cho từng đơn vị chuồng và ký xác nhận bởi Admin trại, trưởng chuồng, trưởng trại. Ai làm thất thoát, hư hỏng sẽ đền trả bằng tiền. Hàng tuần kiểm tra 1 lần bất chợt về những đồ đạc này.
·        Quản lý vệ sinh chăm sóc:
-         Việc vệ sinh chuồng trại phải được kiểm tra xem đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa yêu cầu thực hiện lại công việc. Hàng ngày phải vệ sinh nền chuồng, thành tường, đường đi màng nhệ trên trần, vách ngăn. Yêu cầu nhanh, sạch sẽ.
-         Tách lọc những lợn ốm riêng vào 1 ô để chăm sóc đặc biệt hơn: Dùng thức ăn dinh dưỡng cao như XK110, trộn thuốc hạ sốt, bổ trợ. Những con yếu phải bón cám cho ăn nhiều lần trong ngày. Tiêm điều trị theo đúng liệu trình quy định.
-         Định kỳ vệ sinh quạt hút (lập kế hoạch với kỹ thuật điện nước để kết hợp với công nhân của đơn vị chuồng đó vệ sinh sạch sẽ chớp, cánh quạt. SẠCH – AN TOÀN).
2.2. Quản lý thú y:
-         Chính là việc phát hiện – tách lọc và điều trị bệnh.
-         Công việc này yeu cầu trưởng trại & kỹ thuật hàng ngày 2 lần (Buổi sáng & buổi chiều) phải cùng công nhân của từng đơn vị chuồng đi kiểm tra chi tiết từng ô trong chuồng để PHÁT HIỆN – TÁCH LỌC – ĐIỀU TRỊ triệt để, không được để sót.
-         Chú ý việc tách lọc sẽ làm xáo trộn đàn vì vậy luôn luôn phải nắm rõ số liệu từng ô để lên kế hoách tách lọc, san ghép cho hợp lý vè số lượng và đồng đều vè trọng lượng, sức khỏe đàn lợn.
-         Lên lịch phun sát trùng chuồng nuôi định kỳ (Không được phép bỏ qua công việc này).
·        MUỐN QUẢN LÝ TỐT CẦN PHẢI CHI TIẾT ĐẾN TỪNG VIỆC NHỎ NHẤT VÀ BIẾT:
-         XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
-         TRIỂN KHAI KẾ HOACH (HỌP – TRUYỀN ĐẠT – HƯỚNG DẪN)
-         GIÁM SÁT & KIỂM TRA CÔNG VIỆC ĐÃ TRIỂN KHAI
-         TỔNG KẾT KẾT QUẢ CÔNG VIỆC ĐÃ TRIỂN KHAI
-         KÈM CẶP, HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NHỮNG NGƯỜI MỚI, NGƯỜI LÀM KÉM HƠN. BIẾT PHÁT HUY NHŨNG CÁ NHAN LÀM TỐT HƠN.

·        ĐỂ QUẢN LÝ TỐT PHẢI RÈN LUYỆN TỪ PHONG CÁCH, CÁCH NÓI NĂNG VÀ THỂ HIỆN ĐƯỢC BẢN LĨNH VÀ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH.


EmoticonEmoticon