Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

QUY TRÌNH ÚM LỢN CON

I.  MỤC ĐÍCH
Làm cho sức khỏe đàn lợn con sau cai sữa tốt nhất tạo tiền đề cho sự phát triển đồng đều của quá trình nuôi thịt về sau.
II.  NGUYÊN TẮC
- Lời chỉ dẫn cho mọi người làm việc trong bộ phận chăn nuôi lợn thịt công ty JAPFA cần phải hiểu và thực hiện nghiêm túc.
III.  NỘI DUNG
- Qúa trình úm lợn con được tính từ khi nhập lợn con về trại ở độ tuổi 21 – 25 ngày tuổi, trọng lượng trung bình từ 6.5 – 7.0 kg.
- Thời gian úm lợn con sẽ tùy theo mùa.
+ Đối với mùa hè: Thời gian úm là 3 tuần tính từ khi nhập về trại.
+ Đối với mùa xuân, thu, mùa đông: Thời gian úm là 4 tuần tính từ khi nhập về trại.
1. TUẦN NUÔI THỨ NHẤT
1.1. Nhiệt độ chuồng:
- Nhiệt độ tiêu chuẩn chuồng nuôi với heo con 4 tuần tuổi là 32 – 330C.
- Tùy theo thời tiết để vận hành quạt hút và bóng úm cho phù hợp.
- Công suất bóng úm sử dụng là 200W, 250W là bóng hồng ngoại Intehead
- Số lượng bóng úm tùy vào thời tiết, tối đa là 3 bóng cho 1 lồng úm.
- Độ cao của bóng úm là 30 – 40 cm so với mặt nền chuồng.
1.2. Chương trình thức ăn:
- Thức ăn sử dụng là: Milac A
- Phương thức cho ăn trong tuần đầu khi nhập cần tuân thủ như sau:
Ngày 1:  Ngày đầu tiên nhập lợn về trại.
- Lần đầu rãi thức ăn dọc thành chuồng 10g và lần kế tiếp 20g cho mỗi con, rãi 2-3 lần mỗi lần cách nhau 2 giờ. Sau đó rãi thức ăn vào máng ăn.
Sáng ngày 2:  Rãi cho lợn ăn no sau đó đổ 50% lượng cám chuẩn, điều chỉnh cho thức ăn xuống vừa đủ trong khay máng. Không để thức ăn rơi vãi ra khỏi máng, thức ăn rơi xuống khay quá nhiều (Luôn kiểm tra và điều chỉnh lượng cám rơi xuống máng).
Chiều ngày 2: 50% còn lại kiểm tra máng ăn và đổ vào buổi chiều.
Ngày thứ 3 và 4 làm giống ngày thứ 2
Sau nhập 4 ngày:
- Căn cứ vào lượng thức ăn tiêu chuẩn  để đổ thức ăn vào máng đổ ít một đảm bảo trong máng luôn có cám. Chú ý không được đổ nhiều cám trong máng sẽ làm cám bị ẩm và mất mùi thơm. Lượng cám ăn vừa đủ trong đêm đến sáng hôm sau còn rất ít chỉ còn lượng cám chứa trong bầu máng).
- Điều chỉnh lượng cám rơi xuống khay máng hợp lý không được để cám rơi xuống nhiều làm cám ẩm, mất mùi lợn con không ăn ủi ra nền sẽ tạo ra 1 lớp dầy trên bề mặt nền chuồng khi gặp thời tiết ẩm sẽ gây bệnh cho lợn.
- Thường xuyên dung tay lắc cần máng để đảm bảo cung cấp thức ăn tối đa cho lợn con.
- Đối với lợn con sau cai sữa chương trình cho ăn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề:
+ Tiêu chảy
+ Một số bệnh khác của lợn con như sưng phù đầu (Có triệu chứng co giật).
- Vì vậy người trực tiếp chăn nuôi phải đặc biệt chú ý và tuân thủ đúng theo quy trình này.
- Tính từ khi nhập về người công nhân phải theo dõi được lượng thức ăn hàng ngày cho từng ô trong chuồng của mình, do vậy phải dựa trên tiêu chuẩn thức ăn để cho ăn và ghi chép lại số liệu. Ngày hôm sau sẽ dựa theo số liệu của ngày hôm trước để cho ăn. Tránh tuyệt đối việc cho ăn ngày tăng - ngày giảm lượng thức ăn.
- Như vậy phương pháp cho ăn như nào cho đúng để hạn chế tối đa được những vấn đề trên.
1.3. Chương trình vệ sinh chăm sóc
1.3.1. Vệ sinh chuồng trại
- Trong những ngày đầu sau nhập về trại lợn con cần có thời gian để làm quen với cấu trúc chuồng nuôi nên công tác vệ sinh trong tuần đầu đòi hỏi phải thật tích cực, chịu khó và được quan tâm hàng đầu.
- Phân trên nền được vệ sinh sạch sẽ xuống máng nước. Đối với những phân tiêu chảy dung vôi bột chùm lên và hót sạch cho vào bao tải (Chú ý không hót xuống máng nước).
- Không được để cám rơi vãi trên nền nhiều, phải quét cám rơi trên nền và xung quanh chân máng liên tục trong ngày.
- Trong 3 ngày đầu tiên không để nước trong máng vầy, máng vầy được vệ sinh sạch sẽ và để khô tránh lợn con mới nhập uống nước máng vầy gây tiêu chảy.
- Sau 3 ngày cho lượng nước sấp xỉ (láng bề mặt máng) mặt nền máng vày, tuyệt đối không được cho nhiều nước trong máng vày
- Yêu cầu vệ sinh sạch nền lồng úm 2 lần/ tuần: Nhấc phản úm ra và dung chổi, bay quét và hót sạch nền lồng úm sau đó lại cho phản gỗ lại lồng úm.
- Hàng ngày phải vệ sinh bụi trên lắp bạt lồng úm, thành tường và đường đi trong chuồng. Chú ý khi vệ sinh bụi trên bạt úm phải tắt toàn bộ bóng úm để tránh gây chập, cháy bóng và nguy hiểm cho con người và vật nuôi.
1.3.2. Chăm sóc
- Trong tuần đầu tiên khi nhập lợn về đến ngày thứ 2 phải quan sát chi tiết và tách lọc những lợn con:
+ Bị tiêu chảy về ô cách ly giành cho lợn tiêu chảy để điều trị và chăm sóc cẩn thận vệ khâu vệ sinh, nhiệt độ, thức ăn, cho uống điện giải.
+ Đối với lợn con sau khi khỏi tiêu chảy ở ô cách ly sẽ được lọc dần lên các ô phía trên.
+ Tách lọc những lợn con ăn kém hoặc chưa biết ăn về ô riêng để dung cám loãng bón cho lợn ăn, và giữ ấm cho lợn. (Công việc này cần thật chú ý và tỷ mỉ).
- Trong tuần đầu tiên khi nhập về tỷ lệ tiêu chảy sẽ tăng cao hơn nên khâu vệ sinh – chăm sóc và điều trị cần đặc biệt chú ý và đòi hỏi sự chăm chỉ, tỉ mỉ của người chăn nuôi.
- Phát hiện kịp thời và chăm sóc nhiệt tình những con không biết ăn, ăn kém để cho sự hồi phục sức khỏe nhanh nhất tránh gây chết do suy nhược cơ thể.
1.4. San ghép đàn:
- Trong tuần đầu tiên sau khi nhập về tỷ lệ tiêu chảy sẽ tăng cao vì vậy đặc biệt chú ý đến những con tiêu chảy tách riêng về ô cách ly có bổ sung bóng úm, phản gỗ và chăm sóc điều trị cẩn thận.
- Hàng ngày kiểm tra ô cách ly những con khỏi hoặc tình trạng bệnh tiến triển sẽ được tách lọc lên các ô phía trên (Thông thường tách lên ô cách ô cách ly 2 ô, ô giáp với ô cách ly để trống dành cho những con được hồi phục tiếp theo).
- Luôn dung 2 ô cách ly luân chuyển nhau để vệ sinh. Chú ý ô cách ly luôn phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Chú ý trong tuần đầu tiên:
+ Ngày nhập sử dụng 50% số ô chuồng.
      + Ngày 2 và 3 tiến hành san đàn số ô sử dụng sau nhập 3 ngày là 75% số ô trong chuồng.
      + Sau nhập 7 ngày (Kết thúc tuần nhập thứ nhất) số ô sử dụng là 85% tổng số ô trong chuồng.


2. TUẦN NUÔI THỨ 2
2.1. Nhiệt độ chuồng:
- Nhiệt độ tiêu chuẩn chuồng nuôi với heo con 5 tuần tuổi là 31 – 320C.
- Tùy theo thời tiết để vận hành quạt hút và bóng úm cho phù hợp.
- Công suất bóng úm sử dụng là 200W, 250W là bóng hồng ngoại Intehead
- Số lượng bóng úm tùy vào thời tiết, tối đa là 3 bóng cho 1 lồng úm.
- Độ cao của bóng úm là 30 – 50 cm so với mặt nền chuồng.
2.2. Chương trình thức ăn:
- Thức ăn sử dụng là: Milac A
- Phương thức cho ăn: Cho ăn tự do
- Căn cứ vào lượng thức ăn tiêu chuẩn và thực tế ăn của ngày hôm trước để đổ thức ăn vào máng đổ ít một đảm bảo trong máng luôn có cám. Chú ý không được đổ nhiều cám trong máng sẽ làm cám bị ẩm và mất mùi thơm. (Lượng cám ăn vừa đủ trong đêm đến sáng hôm sau còn rất ít chỉ còn lượng cám chứa trong bầu máng).
- Điều chỉnh lượng cám rơi xuống khay máng hợp lý không được để cám rơi xuống nhiều làm cám ẩm, mất mùi lợn con không ăn ủi ra nền sẽ tạo ra 1 lớp dầy trên bề mặt nền chuồng khi gặp thời tiết ẩm sẽ gây bệnh cho lợn.
- Trong lòng khay máng và loa máng phải được vệ sinh hàng ngày không được để cám bị ẩm mốc dính trên thành khay máng và bụi trong loa máng.
- Thường xuyên dùng tay lắc cần máng để đảm bảo cung cấp thức ăn tối đa cho lợn con.
- Đối với lợn con 2 tuần sau nhập về trại chương trình cho ăn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề:
+ Tiêu chảy
+ Một số bệnh khác của lợn con như sưng phù đầu (Có triệu chứng co giật).
- Vì vậy người trực tiếp chăn nuôi phải đặc biệt chú ý và tuân thủ đúng theo quy trình này.
- Hàng ngày người phụ trách chuồng phải theo dõi được lượng thức ăn thực tế cho từng ô trong chuồng của mình, do vậy phải dựa trên tiêu chuẩn thức ăn để cho ăn và ghi chép lại số liệu. Ngày hôm sau sẽ dựa theo số liệu của ngày hôm trước để cho ăn. Tránh tuyệt đối việc cho ăn ngày tăng - ngày giảm lượng thức ăn.
2.3. Chương trình vệ sinh chăm sóc
2.3.1. Vệ sinh chuồng trại
- Công tác vệ sinh vẫn được đặt lên hàng đầu. Tuần thứ 2 sau nhập sự thu nhận thức ăn tăng lên khi đó sự bài thải phân trên nền sẽ tăng, đòi hỏi người chăn nuôi phải tập chung tối đa cho việc vệ sinh để giảm thiểu khí độc và mầm bệnh trong chuồng. Nếu vệ sinh chuồng trại sạch sẽ sẽ ngăn ngừa được bệnh hô hấp ở giai đoạn tuổi sau.
- Phân trên nền được vệ sinh sạch sẽ xuống máng nước. Đối với những phân tiêu chảy dung vôi bột chùm lên và hót sạch cho vào bao tải (Chú ý không hót xuống máng nước).
- Không được để cám rơi vãi trên nền nhiều, phải quét cám rơi trên nền và xung quanh chân máng liên tục trong ngày.
- Mực nước được duy trì thường xuyên trong máng vầy, độ sâu của mực nước máng vày 2 – 4 cm (Ngập phần móng của lợn con. Thay nước máng vày ngày 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều).
- Yêu cầu vệ sinh sạch nền lồng úm 2 lần/ tuần: Nhấc phản úm ra và dùng chổi, bay quét và hót sạch nền lồng úm sau đó lại cho phản gỗ lại lồng úm.
- Hàng ngày phải vệ sinh bụi trên lắp bạt lồng úm, thành tường và đường đi trong chuồng. Chú ý khi vệ sinh bụi trên bạt úm phải tắt toàn bộ bóng úm để tránh gây chập, cháy bóng và nguy hiểm cho con người và vật nuôi.
- Chú ý khi nhiệt độ ngoài trời ấm lên vào buổi trưa từ 9h sáng đến 15h chiều (Khi nhiệt độ > 280C tắt bóng úm và cuộn bạt lồng úm lại cho thoáng chuồng sau đó đến sau 15h chiều lại căng bạt lại.
2.3.2. Chăm sóc
- Tuần thứ 2 sau nhập về tỷ lệ tiêu chảy sẽ giảm dần, lợn đang hồi phục vì vậy công tác vệ sinh đối với những ô cách ly nhốt lợn tiêu chảy phải thật chú ý luôn phải khô và sạch.
+ Tách lọc những lợn con ăn kém hoặc chưa biết ăn về ô riêng để dùng cám loãng bón cho lợn ăn, và giữ ấm cho lợn. (Công việc này cần thật chú ý và tỷ mỉ).Chú ý chăm sóc những lợn con gầy, yếu nhiệt tình và cẩn thận, phải bón cám và điều trị cẩn thận những cá thể yếu kém này.
+ Đối với lợn con sau khi khỏi tiêu chảy ở ô cách ly sẽ được lọc dần lên các ô phía trên.
- Đến tuần thứ 2 đã có sự phân biệt về trọng lượng vì vậy cần chú ý trong việc tách lọc lợn để duy trì độ đồng đều đàn. Yêu cầu việc tách lọc 2 lần/ 1 tuần vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. Sắp xếp như sau:
+ Mùa Hè, Thu: Lợn bé, khỏe mạnh xếp ở những ô đầu chuồng số lượng dày hơn. Lợn to xếp những ô dưới mật độ thưa hơn. Lợn yếu xếp cuối chuồng.
+ Mùa Đông, Xuân: Lợn to xếp những ô đầu chuồng, bé xếp những ô phía cuối chuồng. Lợn yếu xếp cuối chuồng.
- Hàng ngày khi vệ sinh trong từng ô yêu cầu phải đuổi lợn dậy và quan sát kỹ từng cá thể phát hiện những con có dấu hiệu khác thường như viêm khớp, viêp phổi để tách lọc điều trị ngay.
- Hàng ngày phân loại lợn ở các ô cách ly, phân loại lợn khỏe – trung bình – yếu. Tuyệt đối không được để lẫn lợn khỏe và lợn yếu, lợn to và lợn nhỏ. Số lượng những con yếu để ít trong ô không được để nhiều đè nhau dẫn đến chết.
- Lợn yếu để tại ô cách ly bắt buộc phải có phản gỗ và lồng, bóng úm và ô cách ly cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
2.4. San ghép đàn:
- Đến cuối tuần thứ 2 sau nhập về tỷ lệ tiêu chảy sẽ giảm dần vì vậy những con hồi phục sẽ được chuyển dần lên các ô phía trên ô cách ly. Số lượng ở ô cách ly chỉ để những con có tình trạng bệnh đặc biệt. Số lượng này chiếm tỷ lệ cho phép là 2% ở tuần thứ 2 sau nhập.
- Hàng ngày những con này được chăm sóc và nuôi dưỡng, quan tâm đặc biệt và kiểm tra hàng ngày những con khỏi hoặc tình trạng bệnh tiến triển sẽ được tách lọc lên các ô phía trên.
- Việc sử dụng các ô chuồng giống như cuối tuần đầu tiên: Số ô sử dụng là 85% tổng số ô trong chuồng.
3. TUẦN NUÔI THỨ 3
3.1. Nhiệt độ chuồng:
- Nhiệt độ tiêu chuẩn chuồng nuôi với heo con 6 tuần tuổi là 30 – 310C.
- Tùy theo thời tiết để vận hành quạt hút và bóng úm cho phù hợp.
- Công suất bóng úm sử dụng là 200W, 250W là bóng hồng ngoại Intehead
- Số lượng bóng úm tùy vào thời tiết, tối đa là 2 bóng cho 1 lồng úm.
- Độ cao của bóng úm là 50 – 60 cm so với mặt nền chuồng.
3.2. Chương trình thức ăn:
- Thức ăn sử dụng là: Milac A
- Phương thức cho ăn: Cho ăn tự do
- Căn cứ vào lượng thức ăn tiêu chuẩn và thực tế ăn của ngày hôm trước để đổ thức ăn vào máng đổ ít một đảm bảo trong máng luôn có cám. Chú ý không được đổ nhiều cám trong máng sẽ làm cám bị ẩm và mất mùi thơm. (Lượng cám ăn vừa đủ trong đêm đến sáng hôm sau còn rất ít chỉ còn lượng cám chứa trong bầu máng).
- Điều chỉnh lượng cám rơi xuống khay máng hợp lý không được để cám rơi xuống nhiều làm cám ẩm, mất mùi lợn con không ăn ủi ra nền sẽ tạo ra 1 lớp dầy trên bề mặt nền chuồng khi gặp thời tiết ẩm sẽ gây bệnh cho lợn.
- Trong lòng khay máng và loa máng phải được vệ sinh hàng ngày không được để cám bị ẩm mốc dính trên thành khay máng và bụi trong loa máng.
- Thường xuyên dùng tay lắc cần máng để đảm bảo cung cấp thức ăn tối đa cho lợn con.
- Đối với lợn con 3 tuần sau nhập về trại chương trình cho ăn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề:
+ Tiêu chảy
+ Một số bệnh khác của lợn con như sưng phù đầu (Có triệu chứng co giật).
- Vì vậy người trực tiếp chăn nuôi phải đặc biệt chú ý và tuân thủ đúng theo quy trình này.
- Hàng ngày người phụ trách chuồng phải theo dõi được lượng thức ăn thực tế cho từng ô trong chuồng của mình, do vậy phải dựa trên tiêu chuẩn thức ăn để cho ăn và ghi chép lại số liệu. Ngày hôm sau sẽ dựa theo số liệu của ngày hôm trước để cho ăn. Tránh tuyệt đối việc cho ăn ngày tăng - ngày giảm lượng thức ăn.
3.3. Chương trình vệ sinh chăm sóc
3.3.1. Vệ sinh chuồng trại
- Công tác vệ sinh vẫn được đặt lên hàng đầu. Tuần thứ 3 sau nhập sự thu nhận thức ăn tăng lên khi đó sự bài thải phân trên nền sẽ tăng, đòi hỏi người chăn nuôi phải tập chung tối đa cho việc vệ sinh để giảm thiểu khí độc và mầm bệnh trong chuồng. Nếu vệ sinh chuồng trại sạch sẽ sẽ ngăn ngừa được bệnh hô hấp ở giai đoạn tuổi sau.
- Phân trên nền được vệ sinh sạch sẽ xuống máng nước. Nền chuồng được vệ sinh sạch sẽ và quét sạch nền chuồng 2 lần/ ngày.
- Không được để cám rơi vãi trên nền nhiều, phải quét cám rơi trên nền và xung quanh chân máng liên tục trong ngày.
- Mực nước được duy trì thường xuyên trong máng vầy, độ sâu của mực nước máng vày 4 – 5 cm (Ngập phần móng của lợn con, Thay nước máng vày ngày 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều).
- Yêu cầu vệ sinh sạch nền lồng úm 2 lần/ tuần: Nhấc phản úm ra và dùng chổi, bay quét và hót sạch nền lồng úm sau đó lại cho phản gỗ lại lồng úm.
- Hàng ngày phải vệ sinh bụi trên lắp bạt lồng úm, thành tường và đường đi trong chuồng. Chú ý khi vệ sinh bụi trên bạt úm phải tắt toàn bộ bóng úm để tránh gây chập, cháy bóng và nguy hiểm cho con người và vật nuôi.
- Chú ý khi nhiệt độ ngoài trời ấm lên vào buổi trưa từ 9h sáng đến 15h chiều (Khi nhiệt độ > 280C tắt bóng úm và cuộn bạt lồng úm lại cho thoáng chuồng sau đó đến sau 15h chiều lại căng bạt lại.
3.3.2. Chăm sóc
- Tuần thứ 3 sau nhập về tỷ lệ tiêu chảy đã ngằng hẳn, lợn đang hồi phục vì vậy công tác vệ sinh đối với những ô cách ly nhốt lợn tiêu chảy phải thật chú ý luôn phải khô và sạch.
+ Tách lọc những lợn con ăn kém hoặc chưa biết ăn về ô riêng để dùng cám loãng bón cho lợn ăn, và giữ ấm cho lợn. (Công việc này cần thật chú ý và tỷ mỉ).Chú ý chăm sóc những lợn con gầy, yếu nhiệt tình và cẩn thận, phải bón cám và điều trị cẩn thận những cá thể yếu kém này.
+ Đối với lợn con sau khi khỏi tiêu chảy ở ô cách ly sẽ được lọc dần lên các ô phía trên.
- Chú ý trong việc tách lọc lợn để duy trì độ đồng đều đàn. Yêu cầu việc tách lọc 2 lần/ 1 tuần vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. Sắp xếp như sau:
+ Mùa Hè, Thu: Lợn bé, khỏe mạnh xếp ở những ô đầu chuồng số lượng dày hơn. Lợn to xếp những ô dưới mật độ thưa hơn. Lợn yếu xếp cuối chuồng.
+ Mùa Đông, Xuân: Lợn to xếp những ô đầu chuồng, bé xếp những ô phía cuối chuồng. Lợn yếu xếp cuối chuồng.
- Hàng ngày khi vệ sinh trong từng ô yêu cầu phải đuổi lợn dậy và quan sát kỹ từng cá thể phát hiện những con có dấu hiệu khác thường như viêm khớp, viêp phổi để tách lọc điều trị ngay.
- Hàng ngày phân loại lợn ở các ô cách ly, phân loại lợn khỏe – trung bình – yếu. Tuyệt đối không được để lẫn lợn khỏe và lợn yếu, lợn to và lợn nhỏ. Số lượng những con yếu để ít trong ô không được để nhiều đè nhau dẫn đến chết.
- Lợn yếu để tại ô cách ly bắt buộc phải có phản gỗ và lồng, bóng úm và ô cách ly cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
3.4. San ghép đàn:
- Đến cuối tuần thứ 3 sau nhập về tỷ lệ tiêu chảy gần như ngừng hẳn. Lức này tập trung trong việc san ghép đàn để đảm bảo được 2 mục đích sau:
+ Độ đồng đều đàn về trọng lượng.
+ Độ đồng đều đàn về mật độ: Chú ý những ô 1, 2, 3, 4 phía đầu chuồng do bầu khí hậu tốt hơn nên sắp xếp với mật độ cao hơn các ô sau từ 2 – 3 con theo sự giảm dần số lượng xuống các ô dưới. Mục đích để cho khi có con bị ốm từ ô phía trên sẽ tách lọc xuống ô phía dưới.
- Số lượng ô sử dụng đến cuối tuần 3 sau nhập là 90% số ô trong chuồng.
- Dùng 2 ô cáh ly để nhốt những con đặc biệt. Trong đó 1 ô dung nhốt những con yếu và 1 ô dung nhốt những con mà hàng ngày tách lọc ra khi đang có chiều hướng hồi phục từ ô lợn yếu. Số lượng nhốt ở 2 ô cách ly không được quá 20 con/1 ô. Trường hợp lợn bệnh tăng thì phải sắp xếp ô hợp lý theo cấp độ bệnh sức khỏe: Khỏe – Trung bình – yếu (đang hồi phục) – yếu hẳn (đang cấp cứu).
4. TUẦN NUÔI THỨ 4
4.1. Nhiệt độ chuồng:
- Nhiệt độ tiêu chuẩn chuồng nuôi với heo con 7 tuần tuổi là 29 – 300C.
- Tùy theo thời tiết để vận hành quạt hút và bóng úm cho phù hợp.
- Công suất bóng úm sử dụng là 200W, 250W là bóng hồng ngoại Intehead
- Số lượng bóng úm tùy vào thời tiết, tối đa là 2 bóng cho 1 lồng úm (Chỉ thắp vào buổi tối sau 22h đêm khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hơn 280C).
- Độ cao của bóng úm là 60 – 70 cm so với mặt nền chuồng.
4.2. Chương trình thức ăn:
- Thức ăn sử dụng là: XK110SF
- Phương thức cho ăn: Cho ăn tự do
- Căn cứ vào lượng thức ăn tiêu chuẩn và thực tế ăn của ngày hôm trước để đổ thức ăn vào máng đổ ít một đảm bảo trong máng luôn có cám. Chú ý không được đổ nhiều cám trong máng sẽ làm cám bị ẩm và mất mùi thơm. (Lượng cám ăn vừa đủ trong đêm đến sáng hôm sau còn rất ít chỉ còn lượng cám chứa trong bầu máng).
- Điều chỉnh lượng cám rơi xuống khay máng hợp lý không được để cám rơi xuống nhiều làm cám ẩm, mất mùi lợn con không ăn ủi ra nền sẽ tạo ra 1 lớp dầy trên bề mặt nền chuồng khi gặp thời tiết ẩm sẽ gây bệnh cho lợn.
- Trong lòng khay máng và loa máng phải được vệ sinh hàng ngày không được để cám bị ẩm mốc dính trên thành khay máng và bụi trong loa máng.
- Thường xuyên dùng tay lắc cần máng để đảm bảo cung cấp thức ăn tối đa cho lợn con.
- Đối với lợn con 4 tuần sau nhập về trại chương trình cho ăn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề:
+ Một số bệnh khác của lợn con như sưng phù đầu (Có triệu chứng co giật).
- Vì vậy người trực tiếp chăn nuôi phải đặc biệt chú ý và tuân thủ đúng theo quy trình này.
- Hàng ngày người phụ trách chuồng phải theo dõi được lượng thức ăn thực tế cho từng ô trong chuồng của mình, do vậy phải dựa trên tiêu chuẩn thức ăn để cho ăn và ghi chép lại số liệu. Ngày hôm sau sẽ dựa theo số liệu của ngày hôm trước để cho ăn. Tránh tuyệt đối việc cho ăn ngày tăng - ngày giảm lượng thức ăn.
4.3. Chương trình vệ sinh chăm sóc
4.3.1. Vệ sinh chuồng trại
- Công tác vệ sinh vẫn được đặt lên hàng đầu. Tuần thứ 4 sau nhập sự thu nhận thức ăn tăng lên khi đó sự bài thải phân trên nền sẽ tăng, đòi hỏi người chăn nuôi phải tập chung tối đa cho việc vệ sinh để giảm thiểu khí độc và mầm bệnh trong chuồng. Nếu vệ sinh chuồng trại sạch sẽ sẽ ngăn ngừa được bệnh hô hấp ở giai đoạn tuổi sau.
- Phân trên nền được vệ sinh sạch sẽ xuống máng nước. Nền chuồng được vệ sinh sạch sẽ và quét sạch nền chuồng 2 lần/ ngày.
- Không được để cám rơi vãi trên nền nhiều, phải quét cám rơi trên nền và xung quanh chân máng liên tục trong ngày.
- Mực nước được duy trì thường xuyên trong máng vầy, độ sâu của mực nước máng vày 4 – 5 cm. Thay nước máng vày ngày 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
- Yêu cầu vệ sinh sạch nền lồng úm 2 lần/ tuần: Nhấc phản úm ra và dùng chổi, bay quét và hót sạch nền lồng úm sau đó lại cho phản gỗ lại lồng úm.
- Hàng ngày phải vệ sinh bụi trên lắp bạt lồng úm, thành tường và đường đi trong chuồng. Chú ý khi vệ sinh bụi trên bạt úm phải tắt toàn bộ bóng úm để tránh gây chập, cháy bóng và nguy hiểm cho con người và vật nuôi.
- Chú ý khi nhiệt độ ngoài trời ấm lên vào buổi trưa từ 9h sáng đến 15h chiều (Khi nhiệt độ > 270C tắt bóng úm và cuộn bạt lồng úm lại cho thoáng chuồng sau đó đến sau 15h chiều lại căng bạt lại.
4.3.2. Chăm sóc
- Tuần thứ 3 sau nhập về tỷ lệ tiêu chảy đã ngằng hẳn, lợn đang hồi phục vì vậy công tác vệ sinh đối với những ô cách ly nhốt lợn tiêu chảy phải thật chú ý luôn phải khô và sạch.
+ Tách lọc những lợn con ăn kém hoặc chưa biết ăn về ô riêng để dùng cám loãng bón cho lợn ăn, và giữ ấm cho lợn. (Công việc này cần thật chú ý và tỷ mỉ).Chú ý chăm sóc những lợn con gầy, yếu nhiệt tình và cẩn thận, phải bón cám và điều trị cẩn thận những cá thể yếu kém này.
+ Đối với lợn con sau khi khỏi tiêu chảy ở ô cách ly sẽ được lọc dần lên các ô phía trên.
- Chú ý trong việc tách lọc lợn để duy trì độ đồng đều đàn. Yêu cầu việc tách lọc 2 lần/ 1 tuần vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. Sắp xếp như sau:
+ Mùa Hè, Thu: Lợn bé, khỏe mạnh xếp ở những ô đầu chuồng số lượng dày hơn. Lợn to xếp những ô dưới mật độ thưa hơn. Lợn yếu xếp cuối chuồng.
+ Mùa Đông, Xuân: Lợn to xếp những ô đầu chuồng, bé xếp những ô phía cuối chuồng. Lợn yếu xếp cuối chuồng.
- Hàng ngày khi vệ sinh trong từng ô yêu cầu phải đuổi lợn dậy và quan sát kỹ từng cá thể phát hiện những con có dấu hiệu khác thường như viêm khớp, viêp phổi để tách lọc điều trị ngay.
- Hàng ngày phân loại lợn ở các ô cách ly, phân loại lợn khỏe – trung bình – yếu. Tuyệt đối không được để lẫn lợn khỏe và lợn yếu, lợn to và lợn nhỏ. Số lượng những con yếu để ít trong ô không được để nhiều đè nhau dẫn đến chết.
- Lợn yếu để tại ô cách ly bắt buộc phải có phản gỗ và lồng, bóng úm và ô cách ly cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
4.3.3. Thu dọn lồng, bạt và bóng đèn úm
- Khi đã được 4 tuần sau nhập lợn khỏe mạnh thì tiến hành tháo lồng, phản gỗ, bạt và bóng úm ra vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị cho chuồng nhập tiếp theo.
- Tháo bạt úm: Bạt úm được tháo ra gấp gọn lại sau đó đem giặt sạch, ngâm sát trùng và phơi khô chuẩn bị chuồng nhập tiếp. Chú ý không được làm rách bạt.
- Tháo bóng, dây điện úm: Bóng điện được tháo ra và cho riêng vào hộp tránh gây vỡ, dây điện cuộn lại theo từng bộ riêng biệt và trả lại kỹ thuật điện nước. Kỹ thuật điện nước có trách nhiệm kiểm tra lại và lau chùi sạch sẽ, sửa chữa để chuẩn bị cho chuồng nhập sau.
- Tháo lồng úm: Toàn bộ dây thép li buộc lồng úm được tháo ra cho gọn vào 1 hộp để rửa sạch. Lồng úm thu gom lại về nơi quy định để ngâm rửa sát trùng và phơi khô.
- Phản gỗ úm: Chuyển về nơi quy định ngâm rửa sạch, sát trùng phơi khô để chuẩn bị cho chuồng nhập kế tiếp.
4.4. San ghép đàn:
- Đến cuối tuần thứ 4 sau nhập về tỷ lệ tiêu chảy gần như ngừng hẳn. Lúc này công việc san ghép đàn đã được thực hiện hoàn chỉnh đảm bảo được 2 mục đích sau:
+ Độ đồng đều đàn về trọng lượng.
+ Độ đồng đều đàn về mật độ: Mật độ đàn đã được dàn đều các ô trong chuồng. Chú ý những ô 1, 2, 3, 4 phía đầu chuồng do bầu khí hậu tốt hơn nên sắp xếp với mật độ cao hơn các ô sau từ 2 – 3 con theo sự giảm dần số lượng xuống các ô dưới. Mục đích để cho khi có con bị ốm từ ô phía trên sẽ tách lọc xuống ô phía dưới.
- Số lượng ô sử dụng đến cuối tuần 3 sau nhập là 95% số ô trong chuồng.
- Dùng 1 ô cáh ly để nhốt những con đặc biệt. Tỷ lệ của ô cách ly này không được vượt quá 1% của số lượng đàn. Và ô này luôn được duy trì với số lượng dưới 1% số lượng và luôn có sự luân chuyển lên ô trên để chỗ cho những con mới phát sinh.
Việc san ghép đàn trong chuồng nuôi như 1 vòng tròn khép kín và theo nguyên lý: YẾU BỆNH TÁCH XUỐNG – HỒI PHỤC, KHỎE TÁCH LÊN.
Khi tách ghép như vậy hạn chế tối đa việc cắn nhau nên cần phải yêu cầu người canh để không cho chúng cắn nhau sẽ gây bệnh trở lại.

1.      LỊCH TIÊM PHÒNG VACCIN

Phòng bệnh
Lần
tiêm
Ngày tuổi
(ngày)
Liều lượng
(ml/con)
Vị trí
tiêm
Cỡ kim
Độ dài kim
(cm)
Dịch tả
1
35
2ml
Bắp cổ
9
12 cm
LMLM
1
42
2ml
Bắp cổ
12
12 cm
Dịch tả
2
56
2ml
Bắp cổ
12
20 cm
LMLM
2
63
2ml
Bắp cổ
12
20 cm




EmoticonEmoticon