Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

QUY TRÌNH NHẬP LỢN CON

1.  MỤC ĐÍCH
- Hiểu và thực hiện tốt cho công tác nhập lợn con giống vào trại thịt chuẩn bị tốt cho quá trình úm lợn con và nuôi lợn thịt.
- Ngăn ngừa và tạo miễn dịch tốt cho đàn lợn con mới nhập và đàn lợn đang nuôi tại trại.
2.  NGUYÊN TẮC
- Lời chỉ dẫn cho mọi người làm việc trong bộ phận chăn nuôi lợn thịt công ty JAPFA cần phải hiểu và thực hiện nghiêm túc.
3.  NỘI DUNG
I.                   LẬP KẾ HOẠCH TRƯỚC KHI NHẬP
Ø  KẾ HOẠCH NHẬP ĐÀN
Ø  KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
Ø   KẾ HOẠCH CÁM THUỐC, VẬT TƯ THÚ Y
“Việc lập kế hoạch trước khi nhập lợn là công việc rất cần thiết và quan trọng. Quyết định thành công rất lớn cho chăn nuôi lợn con cai sữa”.
1.      KẾ HOẠCH NHẬP ĐÀN
Ø  Người quản lý trại phải tự lên kế hoạch chi tiết cho việc nhập lợn về trại:
- Ngày nhập lợn
- Số lượng nhập lợn
Ø   Kế hoạch nhập lợn phải được xây dựng chi tiết từ đầu tháng và báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi cho các bộ phận liên quan nắm được.
Ø   Hàng tuần thông tin nhập đàn cụ thể được gửi Email cho các bộ phận liên quan cùng với Forecats bán vào mỗi thứ 7 hàng tuần.
2.      KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
- Sau khi kế hoạch nhập đàn đã được xây dựng, thì bên cạnh đó cũng phải có kế hoạch cụ thể để chuẩn bị nhân sự phụ trách nuôi đàn mới nhập.
- Cần chủ động chuẩn bị nhân sự từ trước: Đào tạo, hướng dẫn… công việc kỹ lưỡng trước khi bàn giao đàn lợn mới.
- Đối với đàn lợn mới nhập cần những người có kinh nghiệm tốt và cần có sự bổ sung thêm nhân sự phụ trách cùng tham gia (Trong thời gian úm).
Ø   Mục đích: Chăm sóc nuôi dưỡng và sát sao đàn lợn con ngay từ ban đầu, tạo sức khỏe tốt ngay từ đàu là tiền đề cho quá trình nuôi thịt về sau.
3.      KẾ HOẠCH CÁM THUỐC, VẬT TƯ THÚ Y
Ø  Chủ động lên kế hoạch:
- Thuốc: Tiêu chảy, hạ sốt, viêm khớp…
- Vaccin: Theo quy trình tiêm phòng (số lượng)
- Dụng cụ chăn nuôi: Xẻng, bay, chổi….
- Dụng cụ thú y: Xylanh, kim tiêm, nhiệt kế…
- Thức ăn: Loại cám, số lượng theo quy trình thức ăn.
Ø   Tất cả phải được chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng trước khi lợn được nhập về trại
II.                YÊU CẦU TRƯỚC KHI NHẬP LỢN VÀO CHUỒNG
-         Chuồng trại được quét sạch sẽ bụi.
-          Xả toàn bộ nước trong đường ống dẫn vào núm sau và kiểm tra tất cả các núm uống đảm bảo có nước.
-         Kiểm tra lại hệ thống quạt hút: Đã bảo dưỡng tốt, đảm bảo hoạt động 100%.
-          Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện úm, độ cao bóng úm: Đảm bảo hoạt động 100%
-         Kiểm tra toàn bộ máng ăn, đảm bảo sạch sẽ.
-          Chuẩn bị cám cho lợn con mới tập ăn: Milac A
-          Chuẩn bị điện giải, thuốc thú y cần thiết.
-          Chuẩn bị máng tập ăn bổ sung, xô pha nước điện giải.
-         Phản gỗ lót lồng úm phải được để sẵn sàng ngoài ô chuồng.
-          Dụng cụ: Chổi, bay, hót rác, vôi bột, gáo múc cám và vôi bột.
-          Phân công người nhận lợn, kiểm tra lợn ở từng vị trí: Bên ngoài, bên trong chuồng.
III.             TRÌNH TỰ NHẬP LỢN
Ø  SÁT TRÙNG XE TRỞ LỢN CON
Ø  KIỂM TRA PHIẾU XUẤT, KẸP CHÌ, CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
Ø   CHUYỂN LỢN TRÊN XE XUỐNG
Ø  KIỂM TRA SỨC KHOẺ ĐÀN, PHÂN LOẠI LỢN
Ø  LÙA LỢN VÀO Ô CHUỒNG
Ø  BỔ SUNG ĐIỆN GIẢI, VITAMIM
Ø  KIỂM SOÁT ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ PHÙ HỢP
Ø  HUẤN LUYỆN LỢN CON
  1. SÁT TRÙNG XE TRỞ LỢN CON
-         Phun sát trùng xe: Phun kỹ bánh xe, gầm, xung quanh xe.
      - Phun sát trùng người theo xe: Lái xe, phụ xe…
Ø  Đối với lợn con: Không phun trực tiếp nước sát trùng vào người lợn.
Ø   Công việc này yêu cầu bắt buộc phải thực hiện ở tất cả các trại.
2.      KIỂM TRA PHIẾU XUẤT, KẸP CHÌ, CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
- Sau khi thực hiện việc phun sát trùng xong tiến hành:
-  Kiểm tra niêm phong, kẹp chì xe.
- Kiểm tra phiếu xuất: Về số lượng (Đực, cái), trọng lượng trung bình…
- Kiểm tra các chứng từ liên quan: Lịch vaccin, phiếu cân…
- Sau khi kiểm tra xong tiến hành chuyển lợn xuống xe.
- Kiểm tra sức khỏe lợn con.
3.      CHUYỂN LỢN TRÊN XE XUỐNG
-         Khi chuyển lợn trên xe xuống thì bên trại nhận cùng với chủ xe phải cùng đếm số lượng.
-          Bắt hoặc lùa nhẹ nhàng theo tốp (5 – 10 con) xuống xe.
-          Chú ý bắt lợn trên xe hoặc trong lồng xuống phải bê ngang người hoặc cầm bằng 2 chân sau của lợn. Không cầm tai hoạc 2 chân trước gây què hoặc phồng tai lợn sau nhập.
4.      KIỂM TRA SỨC KHOẺ ĐÀN
-         Kiểm tra chi tiết về số lượng và sức khỏe lợn con.
-         Ghi chép số con bị tiêu chảy, hecni, viêm rốn, khớp, còi cọc... và chụp ảnh kèm theo
Ø  Trường hợp:
- Bị thiếu số lượng
- Sức khoẻ lợn con có vấn đề gì (hay lợn con bị chết khi vận chuyển)
Ø   Cần lập biên bản và có chữ ký của bên vận chuyển, quản lý trại và kế toán trại.
-         Số lượng vừa đủ từ 50 – 60 con thành 1 tốp lùa vào chuồng.
(Chú ý: Công nhân nhận lợn trên xe xuống sẽ không đi vào trong chuồng, muốn vào chuồng phải sát trùng lại).
5.      LÙA LỢN VÀO Ô CHUỒNG
-         Trước khi lùa lợn vào ô chuồng cần bật bong đèn úm lên trước khoảng 15 – 20 phút để sưởi ấm lồng úm.
-         Dùng viên sỏi nhở chèn kênh núm uống của lợn con cho nước nhỏ ra để lợn con biết vị trí núm uống (Chú ý đối với lợn con mới nhập về thì áp lực nước từ núm uống chảy ra vừa phải không được mạnh quá sẽ bắn vào lợn khi uống gây lạnh) vì vậy cần điều chỉnh ở van tổng của đường cấp nước tại đơn vị chuồng đó.
-         Công nhân đứng cửa chuồng nhận lợn theo tốp từ 50 – 60 con sau đó lùa dứt khoát vào trong ô chuồng.
-         Phía trong ô chuồng bố trí người nhận để dồn ép lợn xuống khu vực máng nước. Dùng ngay tấm gỗ lót sàn lồng úm của ô chuồng đó chắn lợn con ép xuống máng nước, mục đích để giảm số người ép và thời gian ép được triệt để hơn.
-         Mục đích của việc ép lợn xuống máng vầy để cho lợn tập chung ỉa đái tại vị trí đó và tiếp cận được với núm uống nước (Chú ý lúc ép lợn máng phải đẻ khô).
-         Thời gian ép lợn xuống máng vầy là 20 - 30 phút, sau đó giãn dần vòng vây ép cho lợn vận động dần lên phía trên.
-         Sau khi kết thúc quá trình ép dung cám dãi trên nền, vị trí chân tường xung quanh ô, chân máng ăn để cho lợn con lên ăn với mục đích cung cấp thức ăn và bằng mùi thơm của cám sẽ tạo cho lợn ít ỉa đái vào các vị trí gần cửa ô chuồng và chân tường.
-         Dùng tấm gỗ lót sàn đó buộc chắn cửa lồng úm lại để cho lợn không vào lồng úm ỉa đái lung tung trong đó. Để sau 1 tiếng khi lợn con ổn định trong ô sẽ lấy tấm gỗ lót dưới sàn lồng úm và bật bóng úm khi đó lợn con sẽ vào chỗ ấm để năm và sẽ tránh được việc lợn ỉa trong lồng úm.
  1. BỔ SUNG ĐIỆN GIẢI, VITAMIM
-         Quá trình vận chuyển từ trại nái về trại thịt lợn con bị dồn ép, sẽ gây Stress, bị thiếu nước nên chúng ta cần bổ sung thêm Vitamin, điện giải cho lợn uống khi nhập vào chuồng.
-         Pha Vitamin, điện giải vào xô (Liều lượng theo hướng đãn sử dụng và chỉ định của người phụ trách kỹ thuật tại trại). Dùng máng ăn bổ sung bằng inox hay máng cao su đổ nước pha điện giải cho lợn uống. Đổ ít một để lợn uống hết tránh lãng phí và làm ướt, bẩn nền chuồng.
-         Trong ngày đầu nhập về cho uống 4 – 5 lần trên ngày, cho uống theo giwof từ 1.5 – 2 tiếng cho uống 1 lần. Từ ngày thứ 2 giảm số lần cho uống xuống còn 3 lần/ ngày và tăng dần lượng thức ăn lên. Ngày thứ 3 cho uống 2 lần/ ngày và lượng thức ăn luôn có trong máng. Ngày thứ 4 sau nhập ngừng cho uống Vitamin, điện giải (Chỉ cho uống những ô lợn con bị tiêu chảy).
-         Chú ý khi dùng máng bổ sung cho uống Vitamin, điện giải cứ mỗi lần cho uống xong cần phải bỏ máng ra bên ngoài hoặc lên thành tường vách ngăn cho sạch và khô và phải rửa sạch hàng ngày những máng bổ sung này vào cuối ngày, để chuẩn bị sạch sẽ cho ngày hôm sau.
7.      KIỂM SOÁT ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ PHÙ HỢP
-         Sau khi nhập lợn con vào chuồng, khoảng 1 – 2 tiếng sau toàn bộ đàn sẽ ổn định và nằm im lúc này phải thật chú ý đến nhiệt độ và tốc độ gió.
-         Tuỳ vào điều kiện thực tế để điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ gió trong chuồng cho phù hợp với lợn con.
-         (Theo bảng tiêu chuẩn nhiệt độ)
8.      PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN LỢN CON
Ø  Đây là khâu rất quan trọng quyết định lớn tới sự thành công trong úm heo cai sữa. Huấn luyện lợn con nhanh làm quen với cấu trúc chuồng nuôi:
1.      Biết vị trí núm uống.
-         Dùng dây buộc
-         Viên sỏi nhỏ …
-         Kênh núm uống cho nước nhỏ từ từ ra.
-         Áp lực nước vừa phải, không quá mạnh.
-         Việc này cần thực hiện liên tục trong 1 ngày đầu.
-          Chú ý không để áp lực núm uống mạnh sẽ bắn nước trực tiếp vào người lợn con hoặc làm ướt nền chuồng gây lạnh cho lợn con, từ đó làm lợn con bị tiêu chảy
2.      Biết vị trí máng ăn.
Đổ thức ăn vào máng chính và máng phụ
Ø  Đảm bảo lợn được cung cấp đầy đủ thức ăn.
Ø  Phát hiện sớm những con kém ăn, không biết ăn, tách lọc riêng và dung cam loãng bón cho lợn con ăn bằng chai hoạc Xylanh.

-         Chú ý: Trong những ngày đầu phải rắc trên nền.
Ø   Cho ít một vào máng chính, lắc cần máng cho cám rơi xuống để lợn con nhận biết vị trí có thức ăn (Lợn con mới nhập về chưa biết vị trí có thức ăn nên công việc lắc máng luyện cho lợn biết vị trí thức ăn là rất quan trọng cần phải được thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày).

3.      Biết tiểu – đại tiện đúng vị trí.
-         Công việc này đòi hỏi sự công phu và chịu khó ngay từ khi lùa lợn con vào chuồng.
-         Khi mới lùa vào chuồng, sau khi ép xuống máng xong lợn con sẽ chạy lung tung trên nền chuồng và chưa ý thức được vị trí ỉa đái.
9.      MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM CHO LỢN ỈA ĐÁI LUNG TUNG
-         Lợn con sau cai sữa bị tiêu chảy nhiều (Đây là nguyên nhân cơ bản)
-          Cần tìm ra NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY để khắc phục trước.
-         Sau đó thực hiện theo các phương pháp trên.
-         Thiếu sự tập trung vệ sinh ngay từ khi nhập về
-         Tạo ra thói quen và các khu vực có mùi cho lợn tập chung ỉa đái bậy bạ.
-         Lợn con bị nóng
-          Khi bị nóng lợn vận động nhiều, tập chung chính vào khu vực gần máng nước, khi đó khu vực bí, nóng nhất lợn sẽ vào ỉa, đái.
-         Trường hợp này lợn thường ỉa trong lồng úm.
-         Lợn con bị lạnh, gió lùa
-          Khi bị lạnh lợn sẽ lười xuống máng nước, và các vị trí trên nền trống có gió lùa sẽ tìm đến đó để ỉa đái lung tung.
-         Trường hợp này các khu vực trống trải như cửa ô chuồng lợn sẽ tập chung ỉa là chính.
-         Cần khâu kín đến tận chân của không tạo vị trí trống có gió lùa.
10. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
-         Đối với trong lồng úm cần dung tấm gỗ chắn cửa lồng úm lạ chờ sau khi lợn vận động ổn định mới mở và bật bóng úm cho lợn vào.
-         Khi nhập vào chuồng sau lúc ép xong dùng cám rải trên nền, xung quanh chân tường, trong lồng úm với mục đích bổ sung thức ăn, cho lợn tập chung ăn và chơi, tạo mùi thơm của cám ở những vị trí đặc biệt như chân tường, xung quanh lồng úm, cửa ô chuồng, khay máng ăn… để tránh ỉa đái lung tung.
-         Chú ý không rắc nhiều, lợn ăn hết lại rắc tiếp.
-         Cần chú ý khi lợn ỉa – đái lên nền chuồng hót ngay những bãi phân trên nền, những bãi nước tiểu cần dùng chổi quét khô.
-          Không để lợn dẫm đạp bừa trên nền tạo mùi cho con khác vào ỉa đái.
-          Cần chú ý đến các vị trí: Trong lồng úm, cửa ô chuồng, chân tường.
-          Công việc này thực hiện liên tục và đòi hỏi chăm chỉ đến khi lợn con ý thức được khu vực ỉa đái cố định.
-         Lợi dụng tập tính của lợn chỗ nà có mùi phân là ỉa vào chỗ đó nên cần tạo ra khu vực có mùi bằng cách:
-         Hót phân trên nền đổ xuống máng vầy tập chung vào vị trí gần cống xả (Đối với phân khô, còn phân tiêu chảy dùng vôi bột rắc chùm lên và dùng bay cạo khô cho vào 1 bao tải rác)
-         Trong 3 – 5 ngày đầu không cho nước vào máng nước, dùng chổi quét khô lòng máng (Tránh lợn con uống nước bẩn và mất mùi khu vực máng).
11. CÁC BƯỚC HUẤN LUYỆN CƠ BẢN
Bước 1: Che chắn tránh khu vực gió lùa
Bước 2: Ép lợn xuống máng nước
Bước 3: Dải cám xung quanh chân tường
Bước 4: Tập chung vệ sinh
Bước 5: Tạo khu vực có mùi phân, nước tiểu
Bước 6: Khắc phục vị trí ỉa đái trên nền
1.      BƯỚC 1: CHE CHẮN KHU VỰC GIÓ LÙA
-         Do lợn con mới cai sữa rất kỵ những khu vực trống trải bị gió lùa.
-         Khi chuẩn bị chuồng trại phải chú ý dùng bao tải hoặc phên gỗ, tấm tôn che chắn kín 2/3 vách ngăn phía trên nền và khu vực của ô chuồng.
2.      BƯỚC 2: ÉP LỢN XUỐNG MÁNG NƯỚC
-         Chú ý khi lùa lợn vào ô cần theo tốp 50 – 60 con/tốp.
-          Lùa dứt khoát vào ô và ép xuống khu vực máng nước từ 20 – 30 phút.
-          Tập chung cho lợn ngay lúc đầu vào máng nước cho ỉa đái, tạo mùi tại vị trí máng nước và biết vị trí núm uống.
3.      BƯỚC 3: RẢI CÁM XUNG QUANH CHÂN TƯỜNG
-         Nới rộng vòng ép
-          Dùng cám rắc xung quanh chân tường, trong lồng úm
-         Ván gỗ lót sàn lồng úm bỏ ra ngoài trong vòng 6h sau nhập lại cho vào.
4.      BƯỚC 4: TẬP CHUNG VỆ SINH
Ø  Để ý khi thấy:
-         Lợn ỉa trên nền phải hót và cạo sạch ngay.
- Lợn đái trên nền cần dùng chổi quét khô ngay.
- Đặc biệt chú ý đến bên trong lồng úm và khu vực cửa chuồng.
- Đây là công việc quan trọng nhất đòi hỏi ự tỷ mỉ và chăm chỉ của người chăn nuôi.
5. BƯỚC 5: TẠO KHU VỰC CÓ MÙI PHÂN VÀ NƯỚC TIỂU
- Tạo khu vực mùi tập trung.
-  Định vị vị trí ngay từ ban đầu,
6. BƯỚC 6: KHẮC PHỤC VỊ TRÍ ỈA ĐÁI TRÊN NỀN
Khi lợn ỉa đái trên nền: Trong lồng úm, của ô chuồng thường là nơi có mùi phân và nước tiểu.
-  Cần phải vệ sinh KHÔ các khu vực đó (Cả trên thành tường và dưới nền) sau đó có thể dùng các phương pháp khắc phục dưới đây.
- Chú ý: Vệ sinh khô bằng vôi bột hoặc bụi quét dồn trên nền ô chuồng, sau đó dùng bay cạo sạch, dùng chổi quét sạch khu vực này – không dùng nước rửa.
Ø  PHƯƠNG PHÁP 1: TẠO ĐỒ CHƠI
-         Dùng bao tải buộc chắc lại, vỏ chai, vỏ hộp sơn…
-          Kết hợp chăm chỉ vệ sinh sai khi buộc các đồ vật.
-          Nếu sau ½ ngày lợn không ỉa ở vị trí đó là thành công
Là phương pháp thu hút sự hiếu động của lợn con tập chung vào đó”.
Ø  PHƯƠNG PHÁP 2: DÙNG TẤM CHẮN
-          Dùng tấm gỗ chắn ngang các khu vực lợn con hay ỉa đái (Thường các vị trí của góc tường như lồng úm, cửa ô chuồng).
-           Khi dùng tấm gỗ và kết hợp thêm cả phương pháp 1 sẽ thành công.
-          Các vị trí lợn ăn sẽ ít khi ỉa bậy.
-          Khi vệ sinh sạch và khô vị trí lợn ỉa bậy.
-          Dùng máng ăn bổ sung đặt tại vị trí đó và dùng cám rắc vào máng cho lợn vào ăn.
-           Chú ý kết hợp thêm cả phương pháp 1.
Ø  PHƯƠNG PHÁP 4: LUÂN CHUYỂN Ô
-          Áp dụng đối với những ô:
+ Lợn bị tiêu chảy nhiều
+ Các phương pháp trên không khắc phục được.
-          Thực hiện lại các bước trên.

-          Phương pháp này là dùng 1 ô sạch khác và luân chuyển lợn lên và thực hiện trình tự các bước từ đầu giống như từ khi nhập lợn mới vào chuồng.


EmoticonEmoticon