Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

I.  MỤC ĐÍCH
-         Cải thiện tỷ lệ nuôi sống, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt.
-         Tăng trọng trên ngày nuôi (ADG) cao nhất.
-         Tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp nhất.
II.  NGUYÊN TẮC
- Lời chỉ dẫn cho mọi người làm việc trong bộ phận chăn nuôi lợn thịt công ty JAPFA cần phải hiểu và thực hiện nghiêm túc.
III.  NỘI DUNG
1. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN LỢN BỆNH
1.1. PHƯƠNG PHÁP CHUNG
- Hàng ngày yêu cầu người phụ trách chuồng phải giành thời gian để kiểm tra sức khỏe và điều trị đàn lợn của mình phụ trách, cụ thể:
+ Buổi sáng: Từ 9h đến 11h
+ Buổi chiều: Từ 15h30 đến 17h
- Trong khoảng thời gian trên người phụ trách chuồng phải tập chung trong công tác kiểm tra chi tiết từng ô chuồng, quan sát từng cá thể từ biểu hiện nằm, trạng thái thở, vận động và quan sát phân trên nền để tìm ra những con lợn có dấu hiệu bị bệnh để điều trị kịp thời.
- Kết hợp giữa công việc vệ sinh chuồng trại và quan sát những con có biểu hiện khác thường để đánh dấu và điều trị ngay.
1.2. PHƯƠNG PHÁP RIÊNG CHO TỪNG BỆNH
1.2.1. Đối với hội chứng tiêu chảy.
- Đối với những lợn con bị tiêu chảy phương pháp phát hiện dễ nhất đó là quan sát phân trên nền chuồng và phân dính tại hậu môn của lợn.
- Có những dạng tiêu chảy như sau: Tiêu chảy phân loãng như nước hoặc cám sống, tiêu chảy phân vàng, tiêu chảy dạng phân sền sệt. Trong đó dạng tiêu chảy phân loãng như nước nếu không quan sát kỹ sẽ khó phát hiện nhưng biểu hiện để đễ nhận biết đó là lỗ hậu môn sẽ đỏ và ướt.
- Khi lợn con bị tiêu chảy thì thường ỉa lung tung trên nền chuồng, không kiểm soát được hành vi.
- Độ tuổi lợn con bị tiêu chảy thường giai đoạn mới nhập về 4 – 5 tuần tuổi, thay đổi môi trường nuôi và khi gặp thời tiết thay đổi.
1.2.2. Đối với hội chứng về hô hấp.
- Biểu hiện của hội chứng hô hấp như sau:
+ Lợn có biểu hiện lười vận động do bị sốt thường nằm ở các vị trí chân tường, tránh xa bày đàn, sợ gió.
+ Biểu hiện kém ăn hoặc bỏ ăn, bụng óp, long xù, da nhợt nhạt, mắt có rỉ ghèn, sưng mắt và vận động chậm chạp.
+ Ở trạng thái nằm lợn có biểu hiện nhịp thở tăng lên, khi nhìn vào vùng bụng thấy thở mạnh hơn những con bình thường, vùng mũi có dịch trong hoặc đặc chảy ra, có trường hợp mũi khô.
+ Khi đuổi lợn dậy sẽ thấy lợn ho và bắt lên tiếng kêu khàn khàn, không thanh.
+ Quan sát phân trên nền thấy phân dạng táo như hòn bi.
- Phương pháp phát hiện tốt nhất là nhẹ nhàng đi phía ngoài hành lang chuồng quan sát trạng thái nằm thở, long da, bụng no hay đói và nhẹ nhàng kiểm tra mắt, mũi của lợn xem có sưng mắt, nhử mắt và nước mũi không.
- Hiện nay lứa tuổi thường hay mắc nhất là giai đoạn từ 7 tuần tuổi trở lên.
1.2.3. Đối với bệnh viêm khớp.
- Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp là khi đuổi lợn đi cà nhắc. Khớp sưng đỏ, đau.
- Sờ vào khớp chân tháy nóng và lợn kêu.
- Cách phát hiện tốt nhát là đánh đàn lợn dậy cho vận động sẽ dễ dàng quan sát nhất.
- Lứa tuổi lợn thường mắc là từ 6 – 9 tuần tuổi.
1.2.4. Đối với hội chứng co giật.
- Lợn có biểu hiện thần kinh, co giật toàn than hoặc lờ đờ, đi lại siêu vẹo.
- Lứa tuổi lợn thường hay mắc là 6 – 9 tuần tuổi.
1.2.5. Bệnh khác.
- Lợn bị viêm da...
2. TÁCH LỌC LỢN BỆNH
- Dựa vào các biểu hiện trên sau khi phát hiện ra cần tách lọc lợn về ô cách ly. Tùy thuộc vào mức độ bệnh có thể điều trị tại ô nhưng nếu ngày thứ 2 sau điều trị không thây tiến triển phải tách lọc ngay và có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt: Có lồng, bóng và phản úm, chăm sóc bằng bổ sung điện giải pha cám loãng giàu dinh dưỡng, bón cho lợn ăn. Vệ sinh sạch sẽ, giữu khô dáo thường xuyên ô lợn bệnh.
3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LỢN BỆNH
3.1. QUY ĐỊNH ĐIỀU TRỊ CHUNG
- Tuân thủ nguyên tắc “PHÁT HIỆN SỚM – ĐIỀU TRỊ DUNGD THUỐC – ĐỦ LIỆU TRÌNH”.
- Kết hợp điều trị là chăm sóc và vệ sinh tốt lợn mới nhanh chóng hồi phục được.
3.2. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHO TỪNG BỆNH
3.2.1. Đối với hội chứng tiêu chảy.
- Khi lợn con bị tiêu chảy sự lây lan rất nhanh, rất khó kiểm soát nếu không có biện pháp tách lọc kịp thời.
- Cần tách lọc riêng và điều trị kịp thời theo phác đồ dưới đây
- Khi tách lọc cần giữ ấm và chăm óc, bổ sung điện giải, vệ sinh chuồng trại để giữ khô, ấm cho lợn bị tiêu chảy.
3.2.2. Đối với hội chứng về hô hấp.
- Tách lọc riêng, giữ ấm và bổ sung thêm vitamin, điện giải, bromhexin bột và paracetamol cho lợn uống thêm.
- Bổ sung cám có dinh dưỡng cao và tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại hơn nữa.
- Đặc biệt quan tâm đến hệ thống thong thoáng chuồng nuôi đặc biệt là vào ban đêm khi nhiệt độ môi trường hạ.
- Cần che chắn hợp lý vào mùa đông, thông thoáng vào mùa hè.
- Điều trị thực hiện theo phác đồ dưới đây.
3.2.3. Đối với bệnh viêm khớp.
- Đối với bệnh viêm khớp sẽ kèm sốt cao vì vậy bắt buộc phải điều trị kết hợp bằng Anagil C (2 lần/ ngày).
- Điều trị thực hiện theo phác đồ dưới đây.
3.2.4. Đối với hội chứng co giật.
- Hiện tượng co giật do 1 số nguyên nhân sau:
+ Do độc tố của vi khuẩn: E.coli, Streptococcus...
+ Do độc tố từ nấm mốc có trong thức ăn hoặc cám bị ẩm mốc.
+ Do sốt cao vì vi khuẩn trong chuồng nuôi quá cao nhiễm vào đàn lợn.
-                  Việc đầu tiên khi phát hiện ra lợn có hiện tượng co giật cần phải tách lọc lợn ran gay và nhẹ nhàng đưa về vị trí tránh gió lùa. Tiêm ngay 1 liều Anagil C (Liều lượng gấp 1.5 lần liều chỉ đinh) sau đó để lợn nằm im. Sau thời gian tiêm Anagil 30 phút tiến hành tiêm cho 1 mũi kháng sinh (Shoptapen LA).
-                  Đồng thời dung đường gluco bột pha nước cho lợn uống bằng chai bón lợn hoặc xylanh nhựa. Tất cả mọi thao tác cần nhẹ nhàng tránh làm kích ứng thần kinh gây chết lợn nhanh hơn.
·  Chú ý khi tiêm Anagil C bắt buộc phải có nước cho lợn uống. Vì khi tiêm Anagil C về cơ chế sẽ rút nước từ tế bào cơ thể ra làm mát để giảm sốt, lợn sẽ bị mất nước, nếu không được bổ sung nước kịp thời sẽ làm cho lợn bị chết nhanh chóng.
-   Lợi dụng sự cần nước khi tiêm Anagil C ta có thể pha nước đường Gluco hoặc vitamin, điện giải cho lợn uống.

·        BẢNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH

TUẦN
TUỔI
TRỌNG
LƯỢNG
(KG)
LIỀU LƯỢNG
(ML/ CON)
LIỆU TRÌNH
(NGÀY)
PHÁC ĐỒ ĐiỀU TRỊ
KIM TIÊM
TIÊU CHẢY
HÔ HẤP
VIÊM
KHỚP
TIÊU CHẢY
PHÂN VÀNG
CỠ
KIM
ĐỘ DÀI
(mm)
4
6 - 7
1.0
4
Dufa floxacin

Shoptapen LA
Anagil C
Dynamutilin
9
15
5
8 - 9
1.5
4

6
11 - 12
2.0
4
Lincomycin
+
Anagil C
7
13 - 15
2.5
4
8
17 - 18
3.0
4
Hamcoli S
12
20
9
20 - 22
3.5
4
10
24 - 26
3.5
4
11
30 - 32
4.0
4

Genta – tylo
+
Anagil C
Hoặc
Tymulin 10% +
Anagil C
Shoptapen LA
+
Anagil C
12
36 - 38
4.5
4

13
42 - 44
5.0
4

Dynamutilin
16
25
14
46 - 48
5.5
4

15
50 - 52
6.0
4

16
54 - 56
6.5
4

17
58 - 62
7.0
4

18
64 - 68
7.5
4

19
72 - 74
8.0
4

20
78 - 80
8.5
4

21
84 - 86
9.0
4

Hanflo LA
Anagil C

Dynamutilin
18
30
22
90 - 92
9.5
4


23
96 - 98
10
4


24
100 - 104
11
4


25
106 - 110
12
4



4. CHĂM SÓC LỢN BỆNH
- Sau khi đã được tách lọc lợn ốm bệnh về những ô cách ly. Bên cạnh công tác điều trị thì công việc chăm sóc quyết định phần lớn đến việc hồi phục bệnh.
- Phân loại lợn bệnh về trọng lượng và tình trạng sức khỏe là 1 công việc cực kỳ quan trọng, phải được chú ý và thực hiện hàng ngày. Trong 1 đơn vị chuồng cần phân loại theo cấp độ sức khỏe như sau: Khỏe – Trung bình – yếu và phân loại bệnh theo khu vực. Những con đang hồi phục sẽ được tách lọc riêng, những con yếu được chăm sóc tốt hơn nữa.
- Thông thường những con ốm, bệnh thường là những con ăn kém hoặc không ăn được vì vậy công việc dùng chai nhựa, xylanh nhựa bón cho lợn là rất quan trọng để cung cấp thức ăn tăng sức khỏe cho lợn hồi phục nhanh nhất.
- Trên thực tế công việc này làm chưa triệt để và được thực hiện 1 cách qua loa vì vậy đối với mỗi một đơn vị chuồng yêu cầu phải thực hiện được công việc này một cách triệt để hang ngày.
- Dụng cụ dung để bón cho lợn phải luôn được vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng sau mỗi buổi trong ngày.
- Dụng cụ vệ sinh đối với những ô lợn bệnh cần để riêng biệt với dụng cụ dung cho những ô lợn khỏe.
- Bên cạnh công việc điều trị, chăm sóc bằng thức ăn loãng, điện giải thì công việc vệ sinh những ô lợn bệnh phải được thực hiện thường xuyên và liên tục.
- Luôn giữu ấm, khô, sạch sẽ cho những ô lợn bệnh. Cần phải bổ sung bóng úm, phản gỗ trong điều kiện thời tiết lạnh.
- Chăm sóc lợn bệnh yêu cầu nhiệt tình, tỷ mỉ và cẩn thận, chăm chỉ và là công việc bắt buộc không được bỏ qua hàng ngày.

- Đòi hỏi người chăn nuôi phải có tâm huyết và tình yêu thương động vật.


EmoticonEmoticon