1. MỤC ĐÍCH
Tẩy uế toàn bộ mầm bệnh có sẵn trong chuồng tồn lưu từ lứa nuôi trước.
Tạo ra môi trường sạch bệnh cho lợn con nhập mới về trại
2. NGUYÊN TẮC
Lời chỉ dẫn cho mọi người làm việc trong bộ phận chăn nuôi lợn thịt công ty JAPFA cần phải hiểu và thực hiện nghiêm túc.
3. NỘI DUNG
3.1. YÊU CẦU CỦA VIỆC CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI
- Chuồng trại phải được đảm bảo sạch sẽ như mới.
- Trang thiết bị trong chuồng phải được sửa chữa và bảo dưỡng cẩn thận.
- Đảm bảo công tác vệ sinh sát trùng tốt nhất.
- Thời gian trống chuồng trước khi nhập lợn vào tối thiểu là 5 ngày.
3.2. TRÌNH TỪ CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI
LẬP KẾ HOẠCH (RẤT QUAN TRỌNG)
Việc lập kế hoạch là rất quan trọng đảm bảo được tiến độ và chất lượng hay không là do việc lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng và chi tiết.
• Kế hoạch nhân sự
- Người quản lý trại lên kế hoạch phân công công việc rõ ràng.
- Ấn định rõ yêu cầu và thời gian hoàn thành.
• Kế hoạch vật tư, hoá chất
- Quản lý trại cần có kế hoạch rõ ràng với kỹ thuật điện nước và admin trại để kiểm tra và lên kế hoạch rõ ràng cho các vật tư, hoá chất dùng cho công việc rử chuồng:
+ Máy bơm áp lực
+ Bàn trải, bùi nhùi sắt, xô đựng nước, găng tay cao su…
+ Hoá chất: Sút, thuốc sát trùng, vôi bột…
TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC
- Bên trong chuồng nuôi
- Bên ngoài chuồng nuôi
• TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC BÊN TRONG CHUỒNG NHƯ SAU:
Bước 1:Vệ sinh thô
Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước
Bước 3: Vệ sinh sạch bằng hoá chất – nước
Bước 4: Vệ sinh quạt hút, giàn lạnh
Bước 5: Sát trùng thổng thể
Bước 6: Quét vôi tổng thể
Bước 7: Kiểm tra sửa chữa – bảo dưỡng hệ thống điện - nước.
BƯỚC 1: VỆ SINH THÔ
- Kiểm tra thu gom toàn bộ cám thừa trong máng mang sang chuồng cho chuồng có lợn ăn.
- Báo cáo lượng tồn cho kế toán trại.
- Thu gom toàn bộ rác:
+ Vỏ bao, vỏ chai thuốc, dây điện, bóng điện, ổ cắm, nhiệt kế… (Mang trả thủ kho).
+ Thu gom toàn bộ rắc cứng khác ra khỏi chuồng để đốt sạch.
- Thu gom rác thải hữu cơ như phân… xuống máng thoát phân.
- Dùng bao nilon (ruột bao cám) bọc các mô tơ quạt, ổ cắm, đui bóng điện chiếu sáng lại (Tránh bị nước bắn vào gây chập, cháy)
BƯỚC 2: VỆ SINH SẠCH TOÀN BỘ CHUỒNG BẰNG NƯỚC
- Dùng máy áp lực phun làm ẩm toàn bộ chuồng từ đầu đến cuối.
- Xịt sơ 1 lần toàn chuồng cho toàn bộ chất thải phân trên nền xuống rãnh thoát phân.
- Công việc này tiến hành sơ bộ từ đầu chuồng xuống tới cuối chuồng.
BƯỚC 3: VỆ SINH BẰNG HÓA CHẤT VÀ NƯỚC
- Sau khi vệ sinh sơ bộ phần phân trên tường và nền chuồng xong tiến hành dùng sút.
- Nồng độ pha sút: 30 gram cho 18 lít nước sạch (1 nắp sơn cho 1 xô nước 18 lít).
• Cách dùng sút:
- Dùng gáo tưới đều từ trên thành tường chảy xuống nền.
- Tưới xung quanh bầu máng ăn, khung rào và cửa ô chuồng.
Để sút ngấm khoảng 15 – 20 phút sau đó dùng máy áp lực xịt sạch từ trên thành tường xuống nền.
- Nghiêm cấm tuyết đối dung máy áp lực hoặc bình phun thuốc sâu để phun sút sẽ gây hư hỏng và nguy hiểm cho người sử dụng.
Chú ý: Trước khi tưới sút tường phải được làm ẩm bằng nước.
- Rửa toàn bộ chuồng bằng nước sạch.
- Bàn trải và xà phòng trà cọ:
+ Tường, máng ăn, khung rào sắt.
+ Cửa ô chuồng, cửa sổ, trần bạt.
- Vệ sinh và khơi thông toàn bộ hệ thống rãnh thoát trong chuồng.
BƯỚC 4: VỆ SINH QUẠT HÚT – GIÀN LẠNH
• VỆ SINH QUẠT HÚT
- Tháo rào bảo vệ quạt ra cọ rửa vệ sinh sạch.
- Dùng máy áp lực xịt và cọ rửa sạch chớp và cánh quạt hút.
- Chú ý an toàn.
• VỆ SINH GIÀN LẠNH
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn phun nước giàn lạnh, vệ sinh sạch các lỗ phun khỏi bị tắc.
- Kiểm tra thay thế các tấm giấy làm mát bị hư hỏng, chuột cắn.
- Vệ sinh sạch tấm giấy làm mát khi bị tắc do rêu, rác…
BƯỚC 5: SÁT TRÙNG TỔNG THỂ CHUỒNG
- Trước khi cho phun sát trùng tổng thể thì quản lý trại và kỹ thuật trại phải kiểm tra lại xem đạt yêu cầu chưa.
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ xong toàn bộ phí trong chuồng để khô.
- Dùng thuốc sát trùng phun toàn bộ chuồng nuôi và đóng kín cửa chuồng khoảng 12 h.
BƯỚC 6: QUÉT VÔI CHUỒNG
- Dùng vôi bột pha loãng
- Quét toàn bộ tường, đường đi, rãnh thoát…
- Dùng nước vôi loãng quét nền chuồng
BƯỚC 7: KIỂM TRA – SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN NƯỚC
• Nhân viên kỹ thuật điện nước có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hệ thống điện – nước:
- Quạt hút: Bảo dưỡng dầu mỡ, dây cu loa…
- Điện úm, điện chiếu sáng: Đảm bảo vận hành tốt, không bị đứt, cháy…
- Kiểm tra hệ thống cung cấp nước từ bể chứa đến từng núm uống xem dò rỉ, đứt gẫy khắc phục ngay.
- Kiểm tra máng ăn, khung rào, của sổ, trần bạt chỗ nào hư hỏng cần khắc phục ngay.
3.3. CHUẨN BỊ LỒNG ÚM
• Lồng úm:
- Khung sắt quây bạt hoặc tôn xung quanh và trên nắp lồng úm làm bằng bạt.
- Kích thước lồng úm tiêu chuẩn là 5 m2/ 1 lồng.
+ Tiêu chuẩn diện tích lồng úm cho phép là 0,11 m2/1 con (Đối với lợn con 4 tuần tuổi, tương đương với trọng lượng từ 6.5 – 7kg).
+ Khi tăng thêm 1 tuần tuổi thì diện tích tăng 0.03 m2/1 con (Tham khảo bảng dưới).
Tuần tuổi Trọng lượng (Kg) Diện tích lồng úm (m2/con) Số con / 1 lồng
04 6.5 – 7 0.11 45
05 7 – 9 0.14 35
06 10 – 12 0.17 29
07 14 - 18 0.20 25
• Đèn úm: Bóng hồng ngoại công suất 100W, 200W, 250 W. Mỗi bóng có 1 công tắc hoặc rắc cắm riêng biệt, mục đích để dễ tắt mở khi cần điều chỉnh nhiệt độ lồng úm.
+ Mùa hè: Tiêu chuẩn tối đa cho phép sử dụng 2 bóng hồng ngoại 100W cho 1 lồng úm.
+ Mùa đông: Tiêu chuẩn tối đa cho phép sử dụng 2 - 3 bóng hồng ngoại 250W cho 1 lồng úm (Tùy vào tình hình nhiệt độ thực tế trong chuồng).
• Ván gỗ: Lót sàn lồng úm, sạch sẽ, khô ráo, chắc chắn, gọn gàng (Bắt buộc phải duy trì trong quá trình úm lợn con).
• Nhiệt kế: Treo ở 2 vị trí (Vị trí giữ chuồng – 02 cái đối diện nhau).
• Công cụ dụng cụ (CCDC):
- CCDC bao gồm: Xẻng, mo hót rác, bay, chổi tre (hoặc chổi cọ), máng ăn bổ sung bằng inox hoặc bằng cao su… Tất cả các dụng cụ này phải được vệ sinh sạch sẽ và sát trùng cẩn thận.
- Toàn bộ các vách ngăn (2/3 vách ngăn), cửa chuồng được dùng bao tải cám khâu kín, chắc chắn lại.
- Tuỳ theo mùa hay thời tiết mà làm kiểu lồng úm cho phù hợp.
- Sau khi chuẩn bị lồng úm xong ta quét lại chuồng và phun sát trùng toàn bộ chuồng, sau đó đóng kín cửa chờ nhập lợn.
- Công việc chuẩn bị chuồng trại phải được tiến hành xong trước khi nhập lợn ít nhất 5 ngày.
• BÊN NGOÀI CHUỒNG NUÔI
- Toàn bộ cỏ phía bên ngoài chuồng nuôi phải được phát quang.
- Hệ thống máng thoát phân bên cạnh chuồng nuôi phải được khơi thông và xả sạch.
- Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi: Cách chân tường chuồng 1,5m.
- Kiểm tra và che chắn đường cấp nước uống nổi trên mặt đất bằng vỏ bao tải tránh bị chiếu nắng vào mùa hè.
3.4. YÊU CẦU CỦA VIỆC CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI
- Yêu cầu chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, quét vôi tường như chuồng mới.
- Trang thiết bị chăn nuôi, CCDC đầy đủ, đảm bảo được sát trùng cẩn thận, sẵn sàng trước khi nhập lợn con.
- Toàn bộ hệ thống quạt hút, tấm giấy giàn mát, điện nước đảm bảo được bảo dưỡng lại cẩn thận sẵn sàng khi thả lợn con.
- Hệ thống lồng, đèn, phản gỗ phải đầy đủ và chuẩn bị sẵn sàng.
- Nhân sự phụ trách đơn vị chuồng đã được chỉ định và phải đảm bảo có kinh nghiệm, nắm được quy trình chăn nuôi.
- Công tác chuẩn bị chuồng rại phải NHANH – SẠCH SẼ - GỌN GÀNG – ĐẦY ĐỦ
- Thời gian kể từ khi chuẩn bị đến khi nhập lợn tối thiểu là 4 ngày kể từ khi xuất hết lợn khỏi chuồng (Như vậy thời gian cho trống chuồng từ 7 – 10 ngày).
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015
QUY TRÌNH CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI
Bài viết liên quan
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
EmoticonEmoticon