Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

mức đóng kinh phí công đoàn

Ngày 21 tháng 11 năm 2013, Chính Phủ ban hành Nghị định 191/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

1. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
- Cơ quan nhà.mức đóng kinh phí công đoàn
- Tổ chức chính trị - xã hội  - nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn.

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Phương thức đóng kinh phí công đoàn

- Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
- Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
4. Nguồn đóng kinh phí công đoàn

-  Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
-  Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
-  Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
-  Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.

=>  Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn tại mục 2 đã có hiệu lực thi hành.

Vậy doanh nghiệp dù đã có tổ chức công đoàn hay chưa vẫn phải đóng kinh phí công đoàn 2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.\
5. Địa chỉ đóng kinh phí công đoàn

Doanh nghiệp thực hiện đóng kinh phí công đoàn (KPCĐ) tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận (huyện) nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ( lưu ý trong trường hợp DN chưa nộp KPCĐ lần nào nên liên hệ với liên đoàn lao động quận để được hướng dẩn cách tính tỷ lệ trích nộp và các giấy tờ cần thiết phải nộp 6 tháng hay 1 năm).


EmoticonEmoticon