Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Đàm phán Nga-Mỹ về kế hoạch triển khai phòng thủ tên lửa tại Đông Âu


Nga-Mỹ


TÌNH HÌNH QUAN HỆ CHÍNH TRỊ NGA – MỸ
Quan hệ chính trị Nga Mỹ trong những năm 80
Trước tình hình thế giới trong thập niên 1980 biến đổi hết sức phức tạp, nhất là sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng của Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu, buộc Liên Xô phải thay đổi một số chính sách nhằm giảm sự đối đầu với Mỹ. Đến khi Mikhail Sergeyevich Gorbachyov lên làm Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, ông đã có những hành động tích cực nhằm cải thiện mối quan hệ với Mỹ, góp phần làm giảm bớt nguy cơ chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang trên thế giới. Kết quả là Liên Xô và Mỹ đã ký hiệp ước đầu tiên về việc thủ tiêu vũ khí hạt nhân vào tháng 12 năm 1987. Đến tháng 2 năm 1989, Liên Xô đã rút quân ra khỏi lãnh thổ Afghanistan, theo thỏa thuận đươc ký kết vào tháng 4 năm 1988 giữa Mỹ và Liên Xô, và bắt đầu rút quân khỏi các nước đồng minh của mình ở Đông Âu. Vào tháng 5 năm 1989 Khối Warszawa kêu gọi NATO cùng giải tán. Tháng 11 năm 1989, bức tường Berlin được khai thông và sau đó được dỡ bỏ vào ngày 13 tháng 6 năm 1990. Vào ngày 2 tháng 12 năm 1989, trong hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng bí thư Gorbachyov và Tổng thống George H. W. Bush tại Malta, hai bên đã chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh.
Quan điểm Nga – Mỹ về vũ khí hạt nhân
Hai bên đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để hai cường quốc hạt nhân này đóng vai trò lãnh đạo trong việc đứng ra tổ chức cho quốc tế hành động tập thể hướng tới việc phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Sự phát triển này sẽ giúp các nước khác quan tâm sử dụng được năng lượng hạt nhân nhưng vẫn tuân thủ nội dung của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.”
Tổng thống V. Putin  đưa đề nghị xây dựng một trung tâm làm giàu hạt nhân quốc tế đầu tiên trên thế giới.
Tổng thống George Bush sẽ đưa ra sáng kiến sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình trong khuôn khổ của chương trình Đối tác Năng lượng Hạt nhân toàn cầu.
Hai đề nghị nói trên của hai tổng thống đều hay và là những sự bổ sung tốt cho nhau nhằm tạo ra một khả năng thay thế hấp dẫn đối với các nước đang đi tìm kiếm phát triển năng lượng hạt nhân dân sự mà vẫn không hề tạo nên những rủi ro về phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên giữa Mỹ và Nga vẫn âm thầm diễn ra cuộc chạy đua trên khắp các lĩnh vực: từ hệ thống phòng không, không quân cho đến hải quân, mà trong đó lực lượng tàu ngầm chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là: Chiến tranh lạnh đã kết thúc thì cả Nga và Mỹ sản xuất TNNT để làm gì? Cả hai phía đều nêu ra lý do: “Để chống lại chủ nghĩa khủng bố”.
Cũng dựa vào lý luận trên, việc đề xuất triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu của Mỹ đang đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ phía Nga. Với Moscow, kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Đông Âu là nhằm khống chế tiềm năng quân sự của Nga. Tham vọng của Washington sẽ không chỉ đơn thuần dừng lại ở kế hoạch đó, mà trong tương lai, Mỹ sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa ở các khu vực trọng yếu khác trên thế giới, phục vụ cho các toan tính chính trị nguy hiểm của họ. Việc Nga kiên quyết phản đối kế hoạch này, cũng như mạnh mẽ và thẳng thắn bảo vệ Iran, chính là những hành động để cảnh báo Mỹ về những hệ lụy nguy hiểm, nếu họ cứ tiếp tục triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu.
Chính quyền của Tổng thống G.Bush hiểu rất rõ mối nguy hiểm đó. Họ hoàn toàn không muốn phải trả một giá quá đắt, khi cứ liều lĩnh xây dựng kế hoạch đó, để rồi bỏ lỡ cơ hội giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, trong khi Nga lại có cơ sở để tăng cường hơn nữa tiềm lực quân sự của mình. Nhưng, chắc chắn, Mỹ không thể chỉ bằng những tuyên bố trấn an, hay nhượng bộ Nga là có thể giải quyết bất đồng giữa hai nước hay chương trình hạt nhân của Iran. Để có được sự hợp tác tích cực của Nga trong các vấn đề này, Mỹ cần có những nhượng bộ tích cực và thực chất hơn nữa.

Download:

http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar8/VanLuong.Blogspot.Com_DPKDNgaMy.doc


EmoticonEmoticon