Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Phân tích marketing dịch vụ tại hãng hàng không Jetstar Pacific


jetstar pacific


MỤC LỤC :
Lời Mở đầu
Nội Dung
Khách hàng mục tiêu
Các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
PHÂN TÍCH 7P CỦA JETSTAR PARCIFIC AIRLINES (JPA)
SẢN PHẨM – PRODUCT
GIÁ - PRICE:
KÊNH PHÂN PHỐI - PLACE
XÚC TIẾN – PROMOTION
CON NGƯỜI – PEOPLE
QUY TRÌNH – PROCESS
CHỨNG CỨ HỮU HÌNH – PHYSICAL EVIDENCE
Đề Xuất

Lời mở đầu:

Ðối với Quốc gia nào cũng vậy, hàng không dân dụng bao giờ cũng là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến hình ảnh đất nước, an ninh, quốc phòng và những ngành kinh tế có liên quan khác như du lịch hoặc các lĩnh vực khác như giáo dục, ngoại giao… Một ngành hàng không mà chỉ bó hẹp trong phạm vi Quốc gia thì không thể phát triển nhanh và vững chắc được.
Trong thời gian qua, mặc dù đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn trong quá trình xây dựng của mình, ngành hàng không Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ và bước đầu định hình con đường phát triển ổn định. Năm 2010, thị trường hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến rất đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng bình quân 15%. Tiếp tục thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ngành hàng không đã và đang tích cực đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và xu hướng hội nhập toàn cầu. Cánh bay của hàng không Việt Nam hiện nay không chỉ đến với hầu hết các sân bay trong nước, mà còn vươn tới nhiều lục địa trên Thế giới bằng những loại máy bay mới hiện đại. Các sân bay có thêm nhiều trang thiết bị phục vụ hành khách, nhiều nhà ga, đường băng, sân đỗ được mở rộng. Việc quản lý bay đã chuyển từ phương thức cổ điển sang phương thức hiện đại (nói, nghe, nhìn) với thiết bị mới nhất hiện nay. Cùng với việc đổi mới trang thiết bị là sự tiến bộ về năng lực quản lý, trình độ tay nghề, chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, kiểm soát viên không lưu, không báo, khí tượng, tiếp viên, thương vụ… được đào tạo cơ bản hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong và ngoài nước.
Cùng với những bước tiến trong công nghệ cũng như đà phát triển của ngành hàng không Việt Nam là những thách thức đặt ra cho những hãng hàng không với một môi trường cạnh tranh hơn, nhu cầu khách hàng cao hơn và những quy định, chuẩn mực quốc tế trở nên nghiêm ngặt hơn. Chính vì thế, nghiên cứu và tìm hiểu về dịch vụ hàng không nói chung và hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines nói riêng không chỉ góp phần tăng nhận thức về tầm quan trọng của một ngành dịch vụ có tầm ảnh hưởng sâu và rộng đến nên kinh tế của Quốc gia mà còn giúp những marketers tương lai nhìn nhận một cách đúng đắn những bài học điển hình trong marketing dịch vụ.


Bài viết được thực hiện dựa trên phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu như sách, báo chí, bài viết của chuyên gia và những phản hồi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty Jetstar Pacific Airlines trong thời gian hai năm trở lại đây.
Bố cục của bài viết bao gồm lời giới thiệu, phân tích khách hàng mục tiêu và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines. Sau đó, bài viết được nối tiếp với phần phân tích 7P trong marketing dịch vụ và những đề xuất mà nhóm thuyết trình thảo luận, đưa ra dành cho hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines sau quá trình tìm hiểu của mình.
Mặc dù còn một số hạn chế trong công tác tìm kiếm nguồn dữ liệu, thời gian có hạn trong công cuộc phân tích và xử lý dữ liệu cũng như những khó khăn trong kinh nghiệm thực tế, bài viết vẫn mong muốn mang đến đến thầy và các bạn góc nhìn cũng như những phân tích và nhận định của nhóm về hoạt động marketing dịch vụ của ngành hàng không, cụ thể hơn là hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines.

Download:

https://www.box.com/s/3306746c0dd00bd42f7c

Hoặc:

http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar3/VanLuong.BlogSpot.Com_Jetstar.doc


EmoticonEmoticon