Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Xây dựng chiến lược marketing của Vinamilk đến 2015

marketing vinamilk
marketing vinamilk



LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với nền kinh tế thị trường ngày càng năng động và sự hội nhập với thế giới thì trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để tránh mất thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng tốt thì, trong đó Marketing là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam và nằm trong Top 10 thương hiệu mạnh ở Việt Nam. Vì vậy để hạn chế, giảm bớt những khó khăn trên cũng như mong muốn Vinamilk sẽ đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chiến lược Marketing dòng sản phẩm sữa của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk”.
2.  Mục tiêu nghiên cứu.
-  Khái quát chung tình hình hoạt động của Vinamilk.
- Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu về chiến lược giá, chính sách cho sản phẩm… Từ đó đưa ra chiến lược Marketing cho sản phẩm của Vinamilk.
- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chiến lược pháp triển cho Vinamilk những năm tới.
3.  Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu
- Phương pháp chuyên gia
4.  Ý nghĩa của đề tài
- Vận dụng được các kiến thức lý thuyết về Marketing nói chung và xây dựng  chiến lược Marketing cho sản phẩm nói riêng bằng việc thực hành nghiên cứu thực tiễn.
- Đồng thời qua việc hoàn thành đề tài nghiên cứu này cũng có thể biết được khả năng, kiến thức của bản thân để có thể khắc phục những điểm yếu mà cố gắng hơn.
5.  Bố cục đề tài.
Chương 1: Giới thiệu về công ty.
Chương 2: Hiện trạng hoạt động Marketing trong thời gian qua (chiến lược: làm 5 năm về trước).
Chương 3 : Chiến lược Marketing cạnh tranh của Vinamilk trong 5 năm tới (2011-2015).

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK

Giới thiệu chung về công ty cổ phần Vinamilk.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ- BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 1 tháng 12 năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp.
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Tên viết tắt: VINAMILK
- Logo:
- Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
- Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206
- Web site: www.vinamilk.com.vn
- Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần sữa Vinamilk
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa.
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)
2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang.
2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD.
2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.
1.3. Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Vinamilk trong những năm qua:
Năm 2008 Vinamilk (VNM) đã thể hiện nội lực thông qua kết quả kinh doanh khá tốt. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2008, VNM đạt 7.076 tỉ đồng doanh thu và 1.129 tỉ đồng lợi nhuận ròng, hoàn thành 86,3% và 99% kế hoạch năm. Xét về cổ phiếu, với giá trị giao dịch bình quân đạt 706.000 USD/ ngày (hơn 12 tỉ đồng/ngày), VNM chiếm gần 5% tổng giá trị giao dịch trên sàn TP.HCM và là một trong những cổ phiếu niêm yết có tính thanh khoản cao nhất. Nền kinh tế vẫn còn khó khăn, mức chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam sẽ sụt giảm trong vòng 12 tháng tới.
Ngoài ra, theo đánh giá của một công ty chứng khoán lớn tại TP.HCM, việc nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu VNM gần đây càng mở ra một cơ hội hấp dẫn để mua vào cổ phiếu này. Việc bán ra này chỉ là động thái phản ứng trước các sự kiện kinh tế ở nước ngoài, còn khả năng tăng trưởng và những nhận định tốt về cổ phiếu VNM vẫn không hề thay đổi. Phần lớn các công ty chứng khoán được chúng tôi khảo sát đều cho rằng, trong năm 2009, VNM sẽ phát huy 3 thế mạnh:
+ Trước hết, cổ phiếu VNM có mức tăng trưởng cao, ổn định và giá hấp dẫn.
+ Thứ hai, về khả năng tài chính, VNM là công ty có dòng tiền ổn định và khả năng tài trợ vốn tốt.
+ Thứ ba, tiềm năng tăng trưởng của VNM còn dựa vào một số yếu tố quan trọng là thị phần, giá trị vốn hoá và mạng lưới phân phối.
Những thuận lợi trên là cơ sở để có thể đưa ra các số liệu lạc quan về sự tăng trưởng của VNM trong thời gian tới.  Dự ước tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của VNM tăng từ 27% trong năm 2007 lên 33% trong năm 2008 và 2009. Các động lực chính giúp làm tăng tỉ suất lợi nhuận gồm giá vốn giảm, giá bán tăng, hiệu quả kinh doanh tăng nhờ quy mô sản xuất (giá đơn vị sản phẩm thấp hơn) và tái cơ cấu sản phẩm. Tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động được dự đoán cũng sẽ tăng đáng kể, từ 9% năm 2006 lên 19% năm 2009, chủ yếu là dựa vào tỉ suất lợi nhuận gộp tăng và tỉ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu giảm (chỉ đạt 11% trong 6 tháng đầu năm 2008).  Đến  năm 2010, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực của công ty và sự tin tưởng của người tiêu dùng, công ty đã đạt được kết quả cao nhất từ trước đến nay.
Về doanh thu & lợi nhuận
Tổng doanh thu đạt 16.081 tỷ đồng tăng 49%, trong đó doanh thu nội địa tăng 50% và doanh thu xuất khẩu tăng 40%, doanh thu xuất khẩu đóng góp 10% vào tổng doanh thu.
Lợi nhuận trước thuế đạt 4.251 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2009. Thu nhập cơ bản trên 1 cổ phiếu (EPS) đạt 10.251đồng/cp, tăng 51.4% so với 2009.
Tổng doanh thu

      2006                  2007                2008                2009                2010

Các chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận của ĐHĐCĐ đặt ra đầu năm Công ty đều vượt, cụ thể như sau:
 (tỷ đồng) Thực hiện 2010 Kế hoạch 2010 Thực hiện 2009 % vượt kế hoạch Tăng trưởng so với 2009
Tổng doanh thu 16.081 14.428 10.820 11% 49%
Lợi nhuận trước thuế 4.251 3.137 2.731 36% 56%
Lợi nhuận sau thuế 3.616 2.666 2.376 36% 52%
EPS (đồng/cổ phiếu) 10.251 6.769 51%
Về tài sản và nguồn vốn.
Tổng tài sản đạt 10.773 tỷ đồng, tăng 27% so với 2009.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt 7.964 tỷ đồng, tăng 23 % so với 2009.
Tài sản và nguồn vốn tăng chủ yếu là do lợi nhuận tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các kết quả đạt được
Hệ thống phân phối: số điểm bán lẻ mà Vinamilk bao phủ cuối năm 2010 là khoảng 140.000 điểm. Trong năm 2010, Vinamilk cũng tiến hành cải tổ lại cấu trúc của hệ thống phân phối theo hướng chuẩn hóa kênh truyền thống làm xương sống cho hệ thống phân phối, tạo nền tảng cho đà phát triển những năm sau.
Sản phẩm mới: trong năm 2010 Vinamilk đã tung ra 20 sản phẩm bao gồm sữa chua ăn lợi khuẩn (bổ sung Probiotics), nước uống Artiso, trà xanh hương chanh, nước táo, nước cam, trà bí đao, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất và các loại bột dinh dưỡng.
Đầu tư tài sản cố định: trong năm Công ty đã giải ngân 1.680 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch.
Các dự án lớn đã khởi động như nhà máy sữa Mega Bình Dương, nhà máy Sữa bột Dielac 2 và nhà máy sữa Ðà Nẵng.
Trong năm 2010, Công ty cũng đã đầu tư vào 1 dự án nhà máy sữa bột Miraka tại New Zealand với giá trị góp vốn tương đương 8.5 triệu USD và chiếm 19.3% vốn điều lệ của Công ty Miraka.
Công ty cũng đã nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn của Công ty TNHH F&N (Việt Nam) tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Mục đích để lấy đất cho dự án nhà máy sữa Dielac 2 với công suất 54.000 tấn/năm.
Nhà máy cà phê Sài Gòn: Ðã hoàn tất việc nhượng bán nhà máy cà phê Sài Gòn cho Công ty Cổ phần Trung Nguyên để tập trung vào ngành sữa.
Trong năm 2010, Vinamilk cũng đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ phần vốn của các cổ đông khác trong Công ty Sữa Lam Sơn để chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn.
Nhà máy nước giải khát đã được đưa vào hoạt động vào tháng 6/2010 và tung ra thị trường các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe như trà xanh, trà sâm bí đao, trà artiso, nước ép trái cây các loại.
Khai trương trụ sở mới của Vinamilk tại Phú Mỹ Hưng vào tháng 12/2010.
Các danh hiệu đạt được: Vinamilk đã đạt được các danh hiệu đáng chú ý sau:
Top 200 doanh nghiệp tốt nhất châu Á.
Top 5 doanh nghiệp tư nhất lớn nhất Việt Nam 2010.
1 trong 50 Thương Hiệu Quốc Gia (Bộ Công Thương).
Top 10 Thương hiệu nổi tiếng nhất khu vực Superbrands.
Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010 (Báo Sài Gòn Tiếp Thị).
Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2010 (Thời báo Kinh tế Việt Nam).
Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2010 (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam).
1 trong 15 thương hiệu được nhận giải “Tự hào thương hiệu Việt” (Báo Ðại đoàn kết).
Top 50 DN nộp thuế cao nhất năm 2010 (Tổng cục thuế).
Thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010 (Hiệp hội kinh doanh chứng khoán).
1 trong 20 doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu  trên cả 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội (Trung tâm Thông tin Tín dụng của  Ngân hàng Nhà nước (CIC)).

Download:

http://www.facebook.com/download/193442384180549/VanLuong.Blogspot.Com_VNM2015.doc


EmoticonEmoticon