Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Môi trường chính trị của Campuchia và cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam


co campuchia


mục lục
Lời nói đầu 1
I. Campuchia là điểm đến đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam 1
II.    Thể chế chính trị và quan điểm chính trị của Campuchia 2
III. Yếu tố chính trị của Campuchia có ảnh hưởng sâu sắc và rõ nét đến việc hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam 3
IV. Giới thiệu thêm một số chính sách, ưu đãi của Campuchia đối với các doanh nghiệp Việt Nam 7
1.Luật Đầu tư. 7
2.Ưu đãi thuế 8
3.Chính sách khác: 9
V. Kết luận 9


Lời nói đầu
Mở rộng đầu tư ra nước ngoài là một chủ trương lớn của Chính phủ trong thời kỳ hội nhập và phải mất nhiều năm mới có được những bước đi ban đầu. Nhóm chúng tôi cho rằng các Doanh Nghiêp Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích khi hội nhập thị trường Campuchia. Theo chúng tôi Campuchia vừa là thị trường nhiều tiềm năng với doanh nghiệp Việt Nam do có nhiều thuận lợi về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, điều kiện địa lý, có quá trình quan hệ làm ăn lâu dài... Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh và sâu sắc nhất tới các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập  Campuchia chính là Chính Trị. Hệ thống thể chế chính trị có thể tạo diều kiện hay gây nên rủi ro không lường được đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại quốc tế hay xuất khẩu hàng hóa vào các quốc gia. Nghiên cứu môi trường chính trị là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nước ngoài
Campuchia là điểm đến đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam
Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1967. Tháng 10/1991, Việt Nam tham gia ký Hiệp định Paris về hòa bình ở Campuchia.
Tháng 5/1993, Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức, bầu Quốc hội lập hiến, sau đó Chính phủ Hoàng gia Campuchia được thành lập. Từ năm 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển.
Đặc biệt, tại chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai nước đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ trong thời kỳ mới theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” (Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam).
Hiện Việt Nam đang có 63 dự án (DA) đầu tư tại nước này với tổng vốn gần 900 triệu USD. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn có mặt tại Campuchia như Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đầu tư mạng di động trên 200 triệu USD; DA trồng cây cao su 73 triệu USD của Hoàng Anh Gia Lai; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) thành lập Hãng hàng không Combodia Angkor Air;… Trong vòng 5 năm tới, với việc triển khai các dự án thủy điện Stung Treng (công suất 980 MW), thủy điện hạ Sesan 2 (công suất 420 MW)… thì giá trị đầu tư của Việt Nam vào nước này sẽ đạt tối thiểu 6 tỷ USD.
Bộ trưởng kiêm Tổng Thư ký CDC Sok Chanda Sophea cho rằng, có 8 lý do để đầu tư vào Campuchia, đó là đất nước này có sự ổn định về chính trị; ổn định về kinh tế vĩ mô; Chính phủ ủng hộ kinh doanh; khuyến khích cạnh tranh đầu tư; bảo đảm đầu tư; đất đai và lao động dồi dào; đã hội nhập thị trường quốc tế và có vị trí chiến lược. Campuchia cũng đối xử bình đẳng với tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt trong và ngoài nước. Các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông mở cửa 100%. Bên cạnh đó là các chính sách như miễn thuế lợi tức 6-9 năm, miễn thuế nhập khẩu, được tự do chuyển lợi nhuận về nước… Đặc biệt, Campuchia là 1 trong 50 nước nghèo nhất trên thế giới và được rất nhiều nước như Mỹ, EU miễn thuế ở các ngành may mặc, da giày… Vì vậy, nếu DN Việt Nam đầu tư vào Campuchia, làm ra sản phẩm dưới xuất xứ của nước này để xuất đi các nước sẽ được mức thuế ưu đãi 0%. Tuy nhiên, Bộ trưởng kiêm Tổng Thư ký CDC cũng cho biết, đây là sự ưu đãi chỉ đặc biệt với Việt Nam chứ không phải dành cho tất cả các nhà đầu tư các nước khác.
Thể chế chính trị và quan điểm chính trị của Campuchia
1- Thể chế nhà nước: Theo Hiến pháp năm 1993 qui định Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.

 2- Hành pháp: Đứng đầu nhà nước: Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni, lên ngôi ngày 29/10/2004. Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Quốc vương ký sắc lệnh bổ nhiệm. Hiện nay, đứng đầu Chính phủ gồm 01 Thủ tướng và 08 Phó Thủ tướng. Thủ tướng đương nhiệm là Xăm-đéc Ạ-kẹ Mô-ha Xê-na Pạ-đây Tê-chô HUN XEN (Samdech Akka Moha Sena Padei Techo HUN SEN) (người của CPP).

 3- Lập pháp:  Lưỡng viện (ngày 08/3/1999 Campuchia sửa đổi Hiến pháp, lập thêm Thượng viện).

 - Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội Xăm-đéc Ạ-kẹ Mô-ha Pô-nhia Chạ-kơ-rây HÊNG XOM-RIN (Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei HENG SAMRIN) (người của CPP); có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 4 lần (1993, 1998, 2003, 2008).

 - Thượng viện: Chủ tịch: Xăm-đéc Ạ-kẹ Mô-ha Thôm-mẹ Pô-thị-xan CHIA XIM (Samdech Akka Moha Thamma Pothisal CHEA SIM) (người của CPP); nhiệm kỳ 5 năm; Thượng viện có 61 ghế, trong đó 02 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội chỉ định. Thượng viện nhiệm kỳ I thành lập tháng 3/1999 không qua bầu cử, các đảng có chân trong Quốc hội bổ nhiệm thành viên theo tỷ lệ số ghế có trong Quốc hội. Bầu cử Thượng viện nhiệm kỳ II diễn ra ngày 22/1/2007 thông qua bỏ phiếu kín và không trực tiếp (indirect), kết quả CPP giành 45/61 ghế, FUN: 10 ghế và SRP: 02 ghế.

 - Tư pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án Tối cao và các Toà án địa phương.

 - Các đảng chính trị: Hiện nay, ở Campuchia có 57 đảng chính trị, trong đó có các Đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Xam Rên-xy (SRP) của Xam Rên-xy, Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC), Đảng Nô-rô-đôm Ra-na-rit (NRP) của Hoàng thân Nô-rô-đôm Ra-na-rit tách ra từ Đảng FUNCINPEC. Đảng FUNCINPEC hiện nay do Nhiếc Bun Chay (Nhiek Bun Chhay) đứng đầu. Hiện nay, SRP của Xam Rên-xy và Đảng Nhân quyền (HRP) của Kim Xô-kha (Kim Sokha) là hai đảng đối lập chính.

 - Bầu cử cấp phường xã: Campuchia đã tổ chức hai lần bầu cử xã phường (tháng 4/2002 và tháng 4/2007). Kết quả cuộc bầu cử xã phường lần hai: Đảng CPP giành được 1.592/1.621 xã phường, đảng SRP giành 27/1.621 xã/phường, đảng NRP được 2 xã/phường. Đảng FUNCINPEC không giành được xã/phường nào.

Campuchia đã tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng thủ đô/tỉnh/thành và quận/huyện lần đầu tiên vào ngày 17/5/2009. Kết quả đảng CPP đã giành thắng lợi trong cả 2 cấp thủ đô/tỉnh/thành  và quận/huyện

Download:

http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar2/VanLuong.BlogSpot.Com_CTCapmpuchia.doc


EmoticonEmoticon