Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Chiến lược marketing cho sản phẩm sơn móng tay O’Beauty


O’Beauty
O’Beauty



Phân tích thị trường:

Việt Nam co dân số trẻ và tốc độ tăng dân số khá cao. Người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm trẻ, dễ chấp nhận cái mới. Đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao cũng khiến nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh. Ăn no mặc ấm đã là quá khứ. Ngày nay nhu cầu tiêu dùng hiện đã là ăn ngon mặc đẹp. Do đó nhu cầu sử dụng mỹ phẩm, dụng cụ làm đẹp cũng tăng mạnh. Tốc độ 20 - 35%/năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và sản phẩm làm đẹp ngày càng bị cạnh tranh gay gắt, đặc biệt từ cái nước ASEAN và Trung Quốc. Do đó thị trường tuy đầy tiềm năng nhưng cũng chứa quá nhiều rủi ro.

Phân tích đối thủ cạnh tranh:

Trên thị trường có 6 đối thủ cạnh tranh trong nước và sản phẩm của các công ty ngoại nhập. Thị phần của các công ty trên thị trường gồm:

Đặc điểm chung của các đối thủ trong nước: là những công ty nhỏ phát triển lên từ công ty gia đình. Việc quản lý công ty theo kiểu công ty gia đình có nhiều hạn chế. Vốn kinh doanh ít, sử dụng vốn vào kinh doanh hạn chế, chính vì vậy các công ty trong nước không chú trọng nhiều đến quảng cáo và truyền thông cho khách hàng.
Mục tiêu của đối thủ cạnh tranh trong nước là gia tăng sản lượng và thị phần hướng tới những thị trường khác nhau với những chiến lược định khác nhau.
Các nhà nhập khẩu:
Đối thủ chính mà công ty Kềm Nghĩa xác định đó chính là sản phẩm nhập khẩu OPI có xuất xứ từ Mỹ. Sở dĩ Kềm Nghĩa chọn OPI là đối thủ cạnh tranh chính bởi vì đây là sản phẩm có giá bán đắt nhất. Về chất lượng được người tiêu dùng đánh giá rất cao, ở thị trường Việt Nam, sản phẩm này được người tiêu dùng chọn cho dù giá sản phẩm đắt. OPI hàng ngoại giá ngoại, còn O’Beauty hàng ngoại nhưng giá nội. Vì thế khả năng cạnh tranh của O’Beauty là rất lớn.

Thị trường mục tiêu:

Việt Nam là nước có dân số trẻ đang tăng trưởng nhanh chóng. Người tiêu dùng Việt Nam được dự báo là người tiêu dùng trẻ, năng động và dễ chấp nhận cái mới. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước cũng tăng nhanh do đời sống kinh tế được cải thiện, xu hướng người Việt Nam dùng hàng Việt Nam  và nhu cầu làm đẹp ngày càng  gia tăng. Chính vì thế, thị trường mục tiêu khi công ty cho ra sản phẩm O’Beauty sẽ là thị trường cả nước mà trong đó, chủ yếu tập trung vào 4 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Khách hàng mục tiêu:

Khách hàng mục tiêu của công ty là nhóm khách hàng là phụ nữ có độ tuổi từ 15-60t, muốn có một nhãn hiệu nước sơn giá không cao, chất lượng tốt (bóng, mau khô, lâu tróc, vẽ không bị lem, không làm móng bị vàng), màu sắc chuẩn, hợp thời trang và mẫu mã đẹp, sang trọng.


Chiến lược cho sản phẩm mới - O’Beauty dựa trên 4p:

Nhận định về sản phẩm O’Beauty:

Với sự nghiên cứu kỹ lưỡng về các vấn đề của sản phẩm: chất lượng, màu sắc, kiểu dáng … của công ty trước khi sản suất và tung sản phẩm mới ra thị trường. Trên cơ sở đó, Kiềm Nghĩa đã cho ra đời 1 sản phẩm sơn móng gần như đáp ứng được đông đảo nhu cầu của NTD khắp cả nước.
Lợi ích cốt lõi:
“Không chỉ là một chai nước sơn khi dùng để sơn móng khi có nhu cầu trang điểm.Nó còn thể hiện phong cách, cá tính.”
Kiềm Nghĩa đã định vị cho sản phẩm O’Beauty một sự khác biệt rõ rệt hướng tới những lợi ích lý tính và cảm tính của NTD.
Tính chất sản phẩm:
Dựa vào kết quả nghiên cứu thì Kiềm Nghĩa đã chú trọng các yếu tố của một chai nước sơn được NTD quan tâm như: cọ mềm, nước sơn đẹp, mau khô.
Công dụng: sản phẩm O’Beauty đã đáp ứng tối đa nhu cầu của NTD bằng các công dụng vượt trội của một sản phẩm sơn móng: đảm bảo không độc hại, bổ sung dưỡng chất giúp móng cứng hơn, chất lượng tốt …
Độ bền:
Sản phẩm O’Beauty có độ bền cao, ngang ngữa với các sản phẩm nội và ngoại nhập.
Kiểu dáng:
Kiềm Nghĩa đã thiết kế cho sản phẩm của mình mẫu mã đẹp, sang trọng với kiểu hình vuông như yêu thích của nhiều người.
O’Beauty thực sự sẽ là một bước đột phá của Kiềm Nghĩa, hứa hẹn một cuộc chiến với nhiều phần thắng trong tay.


Download:

https://www.facebook.com/download/541099962653694/VanLuong.Blogspot.Com_OBeauty%20.doc


EmoticonEmoticon